Thông tin chi tiết về họ mọt vỏ gỗ Scolytidae (lpidae)
Mọt hại vỏ gỗ chủ yếu là hại vỏ cây như: Hylesinus, Ips, Scolytus, Cryphalus,...một số giống đục vào trong gỗ giác như Xyleborus, Scolytoplatypus,...một số giống hại hạt quả cây như Stephanoderes, (hại hạt cà phê và vỏ cây)...Họ mọt vỏ gỗ này thường xâm nhập vào những cay sinh trưởng yếu, những cây bị va chạm về cơ giới hoặc bị hỏa hoạn, cá biệt có những cây khỏe cũng bị xâm nhập phá hại, chúng phân bố khắp châu lục, nhất là các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, mọt vỏ gỗ có kích thước nhỏ từ 01 - 12mm.
Trong tài liệu nghiên cứu về hệ thồng tự nhiên, Linné (1758, Syst, Nat) đã phát hiện và mô tả 5 loài: Ips typographus L, Polygraphus L, Milophilus piniperda L, Pityphthorus micrographus L và Xyloterus domesticus L, sau đó năm 1761 tác giả lại mô tả thêm một loài Ips chalcographus L, tiếp đó Fabricius (1787, Mantiss I: 37; 1792. Ent. Syst, I: 367) đã phát hiện và mô tả bổ sung 27 loài mới. Erichson (1836, Archiv Naturgesch II: 45) lấy tên họ là Bostrychidae, Lacordaire (1866, Hist. Nat. Ins. VII: 349) lấy tên họ là Scolytides, Schlechtendal u Wunsche (1879, Insecten, Leipzig I: 123) lấy tên là họ Tomiciden, Gemm u Har (1872, Cat. Col. IX: 2699) lấy tên họ là Scolytidae (còn Reitter lấy tên Ipidae 1906), tên Scolytidae được dùng chính thức cho đến nay.
Từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay đã có nhiều những chuyên khảo có giá trị về phân loại và khu hệ đã được công bố, qua đó đã phát hiện và bổ sung những giống mới và loài mới ở các vùng địa lý động vật khác nhau, nhiều giống và loài đã đã được chỉnh lý, đáng chú ý là những công trình sau đây:
- Cho vùng Cổ Bắc: Hagedorn (1908 - 1910) Reitter (1906) Eggers (1937, 1942). Stark (1952) Balachowsky (1943 - 1949) Schedl (1946, 1970). Murayama (1961).
- Cho vùng Tân Bắc và Tân nhiệt đới: Perknis (1900 - 1903) Hopkins (1909 - 1915).
- Cho vùng Etiopi: Schedl (1953, 1954, 1961, 1962), Nunberg (1957, 1966, 1969).
- Cho vùng Đông Phương: Stebbing (1914) Beeson (1941), Schedl (1952, 1953, 1962, 1965, 1966,...).
- Cho vùng Australia: Schedl (1961, 1962).
Scolytidae có số lượng loài rất phong phú, theo Hagedorn thì đến 1910 trên toàn thế giới đã phát hiện được 1230 loài, và sau đó số lượng loài này được phát hiện thêm thường xuyên và bổ sung, theo Thái Bang Hoa (1959), Schedl (1938, 1962, 1966, 1970,...) thì số lượng loài của họ này đã được phát hiện là khoảng 3000 loài, riêng Châu Á có khoảng 1200 loài.
Ở Việt Nam họ Scolytidae được bắt đầu nghiên cứu từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Blandford 1896 đã phát hiện 5 giống gồm 7 loài trong đó có một loài thuộc họ Platypodidae, còn 6 loài thuộc họ Scolytidae: Xyleborus perforans Blandf, Xyleborus cognatus Blandf, Progenius fleutiauxi Blandf, Progenius laeviusculus Blandf, Cryphalus sp và Hypotenemus sp (Ann. Soc. Ent. Fr. 1896: 19 - 22) phần lớn những loài này được phát hiện ở Myc Tho.
Theo tài liệu của Schedl (1962, 1965) thì or Việt Nam có 65 loài thuộc họ Scolytidae, gần đây Lê Văn Nông (1985) nghi nhận có 24 loài thuộc họ Scolytidae.
Mọt vỏ gỗ Scolytidae gồm rất nhiều chủng loại có đời sống kín đáo trong gỗ, phương thức xâm nhập phá hại của chúng đối với cây rừng cũng rất khác nhau, tổn thất do chúng gây ra rất đa dạng, có loài chỉ phá hại vỏ cây, hạt quả cây, có loài xâm nhập vào gỗ đào hang làm giảm giá trị sử dụng của gỗ.
Để làm sáng tỏ vấn đề này cần căn cứ vào nơi sống của mọt, loại thức ăn và khả năng tiêu hóa thức ăn của chúng giống hay khác nhau để phân chia mọt vỏ gỗ ra thành nhóm làm cơ sở cho phương pháp phòng trừ chúng. Có thể chia ra làm 2 nhóm chính:
- Nhóm mọt hại vỏ cây (Phloeophagy)
- Nhóm mọt hại gôc gián tiếp (Xylo-mycetophagy)
Ngoài ra còn có nhóm mọt hại quả, hạt và cành cây.
- Đối với cây đứng
Căn cứ vào nơi sống của nhóm mọt này có thể phân biệt với nhóm khác trong họ Scolytidae ở đặc điểm sau: Các giai đoạn phát triển của mọt hại vỏ cây từ trứng, sâu non, nhộng và mọt trưởng thành non đều diễn ra dưới lớp vỏ của thân, cành, và rễ cây, hướng của đường hang mọt trưởng thành và sâu non không xuyen sâu vào tâm gỗ, có một số loài ở nhóm mọt này trong quá trình đào hang để đẻ trứng hoặc đào hang để qua đông, hoặc hóa nhộng, sâu non, mọt trưởng thành còn gậm một phần, nhu mô vỏ, phần libe và lớp tượng tầng để tạo thành những hệ thống đường hang rất đặc trưng cho loài.
Thức ăn của sâu non nhóm mọt vỏ cây là lớp vỏ của thân, cành và rễ cây, trong đó gồm cả những chất dịch nhựa luyện của cây, khi chúng xâm nhập vào cây đứng.
Chủng loại và tác hại của nhóm mọt hại vỏ cây:
Nhóm mọt này bao gồm tất cả các loài trong giống Scolytus thuộc phân họ Scolytinae và các giống thuộc phân họ Ipinae như: Ips, Cryphalus, Polygraphus, Pityogenes, Orthotomicus, Dandroctonus, Hylesinus,...những giống này phân bố rộng ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. Mọt hại vỏ cây (Phloeophagy) xâm nhập vào những cây lá kim và một số cây lá rộng sinh trưởng yếu, cây bị bão, cây bị sâu ăn tấn công trước đó, cá biệt tấn công cả cây khỏe, những cây bị mọt tấn công sẽ bị chết đứng vì những nguyên nhân sau đây:
Khi cây khỏe mạnh, cây có khả năng đề kháng chống cự lại sự xâm nhập của mọt, ngược lại khi cây yếu khả năng này giảm đi hoặc mất hết khả năng đề kháng mọt xâm nhập, lúc này mọt rất dễ xâm nhập vào cây.
Mọt trưởng thành đào những hang mẹ đẻ trứng, cùng với những đường hang sâu non tạo ra thành một hệ thống đường hanh của mọt ngang, dọc, đan chéo nhau cắt đứt các mạch libe, gặm nát phần nhu mô vỏ, có một số loài gậm tới phần tượng tầng, làm cho quá trình dẫn nhựa huyết từ tán lá xuồng rễ cây bị gián đoạn làm cho cây chết, những cây khỏe cũng kho có khả năng phục hồi, hàng vạn ha rừng là kim bị chết đứng. Một ví dụ ở Trung Quốc năm 1948 do không chú ý đến công tác quản lý rừng dưới thời thống trị của Quốc dân Đảng nên nhiều dải rừng thông hoa sơn do loài mọt Dandroctonus armandi Tsai et Li phá hại nghiêm trọng, rừng khó phục hồi (Thái Bang Hoa 1959).
Như vậy có thể nói rằng nhóm mọt hại vỏ cây rất nguy hại đối với rừng lá kim, khi chúng xâm nhập và trong điều kiện nào đá mọt hại vỏ cây trở thành dịch thì phòng trừ chúng tốn kém mà mang lại hiệu quả không nhiều.
- Đối với gỗ cay sau khi chặt hạ
Nhóm hại vỏ cây Phloeophagy rất nguy hại đối với cây đứng, nhưng đối với cây gỗ sau khi chặt hạ khỏi gốc cây thì mức độ nguy hại của chúng ở mức độ nào cần phải có nghiên cứu và đánh giá. Như đã nói ở trên mọt vỏ cây cũng có một số loài giống Scolytus (Scolytinae), Cryphalus, Hylesinus, Ips (Ipinae) xâm nhập vào những cây gỗ đã chặt hạ, chúng gặm và tiêu hóa phần nhu mô vỏ, libe và tượng tầng, nhưng trên giá thể là cây gỗ đã được chặt giời khỏi gốc rồi, thì tác hại của chúng không lớn lắm, để ngăn gừa chúng người ta bác vỏ rồi phun các loại thuốc bảo quản gỗ để diệt nhóm côn trùng này.
Nhóm hai vỏ cây gồm cả cây đứng và cây đã được chạt hạ thì đường hang của mọt có thể chia ra làm 4 nhóm:
- Đường hang mọt đơn thê
- Đường hang mọt đa thê
- Đường hang mọt gia đình
- Đường hang mọt phóng xạ
Bảng tóm tắt các hệ thống đường hang của nhóm mọt hại vỏ cây (Phloeophagy) 1. Đường hang mọt đơn thê ( gồm 1 đực và 1 cái) Đường hang mọt mẹ này cớ thể đi song song với thân cây, hoặc đi vuông góc với thân cây (H 14-1,2). Đường hang mọt mẹ thì rỗng, đường hang sâu non chứa mùn gỗ. 2. Đường hang mọt đa thê (gồm 1 đực và từ hai đến nhiều mọt cái), ở giưa là buồng cưới, từ buồng cưới, mỗi con cái đục một đường hang mẹ riêng biệt, hai biên là những hang sâu non, hướng của hang mẹ có thể đi lên, đi xuống hoặc đi ngang (H 14-3,4 và 13). 3. Đường hang mọt gia đình (gồm 1 đực và 1 cái Đường hang này ban đầu xuyên qua lớp vỏ cây, rồi đào một hang lớn làm mất đi một phần vỏ cây, một phần libe và tượng tầng. tất cả trứng, sâu non, nhộng và mọt trưởng thành đều sống trong hang gia đình này, mà không đục đực đường hang riêng biệt. (H14-5) 4. Đường hang mọt phóng xạ: Mọt đực và mọt cái ban đầu đục qua lớp vỏ 1 lỗ xuyên vào bên trong vỏ rồi tạo thành một phòng rộng (phòng cưới) rồi gia phối và đẻ trứng vào những hầm trứng đã được mọt mẹ đực từ trước, sâu non sau khi nở ra từ trứng, mỗi con sâu non tự đục cho nó một hang sâu non riêng biệt, những đường hang sâu non riêng biệt này cùng với phòng cưới tạo thành hình phóng xạ (H. 14-6) |
Nơi sống của nhóm mọt hại vỏ cây (Phloeophagy) thường diễn ra dưới vỏ cây, nhưng đối với mọt hại gỗ gián tiếp ( Xylo-mycetophagy) thì tất cả các giai đoạn biến thái của chúng từ trứng, sâu non, nhộng và mọt trưởng thành non đều diễn ra trong gỗ. Đường hang mọt mẹ xuyên qua lớp vỏ cây đi sâu vào trong tâm cây gỗ, hoặc đi sâu vào trong cây gỗ một đoạn dài, ngắn tùy theo loài (3 đến 5cm) sau đó hướng của đường hang quay về hướng phải hoặc quay sang hướng trái theo vòng năm của gỗ, hoặc đường hang phân thành nhiều nhánh giống như thân và cành cây, những đường hang này đều có màu đen và đều do mọt mẹ đào, sâu no không tham gia đào hang.
Đường hang của nhóm mọt này được hình thành bên trong thân cây gỗ mà ở đó ẩm độ của gỗ và nhựa cây rất thích hợp cho việc gây cấy của sợi nấm ambrosia, thức ăn của mọt trưởng thành và sâu non mọt Xylo-mycetophagy là những sợi nấm ambrosia đã được gây trồng trên vách của những đường hang mọt mẹ, những sợi nấm này rất già protein, nên sâu non ăn những sợi nấm này lớn lên rất nhanh. Những điều trên có thể lý giải rằng: mọt ở nhóm Xylo-mycetopphagy đào hang để đẻ trứng, đồng thời trong quá trình đào hang, mọt mẹ mang những bào tử nấm này từ những hang cũ mà chúng sinh sống trước kia đến để gay cấy ở trên vách hang mà chúng đào mới để nuôi con sau này.
Cả mọt trưởng thành và sâu non không ăn gỗ trực tiếp mà ăn những sợi nấm có trong hang chúng đào, gọi là mọt ăn gỗ gián tiếp, khác hẳn với các họ Bostrychidae, Cerambycidae, Lyctidae, Anobiidae ăn gỗ trực tiếp. Đường hang mọt nhóm hại gỗ gián tiếp này rỗng, không có mùn cưa và có màu đen.
Đối với giống Xyleborus và các giống khác trong tộc Xyleborini thì tất cả việc đàu hang và làm sạch hang mọt cũng như việc ấp (chăm sóc) sâu non do một mình mọt cái; còn mọt đực thì không rời "ngôi nhà" mà ở đó nó đã được sinh và lớn lên. Mọt đực và mọt cái đã thành thục chúng giao phối với nhau ngay trong hang cũ mà chúng được sinh ra và lớn lên, rồi mọt đực chết ở đây, sau đó chỉ có mọt cái bay ra (vũ hóa) ngoài để xâm nhập vào cây gỗ khác.
Các giống Trypodendron và Scolytoplaiypus thì mọt đực ngoài việc giao phối còn giúp mọt cái trong việc ấp trứng.
Bảng tóm tắt các hệ thống đường hang của nhóm mọt hại gỗ gián tiếp Xylo-mycetophagy (theo Beeson) 1. Sâu non sống tự do và nhộng cùng ở trong một đường hang mọt hoặc sống trong một phòng chung, gồm tất cả các loài trong giống Xyleborus. a) Đường hang mọt mẹ được tạo thành trên mặt phẳng nằm ngang hình trụ, không có phòng phình rộng ra như Xyleborus. b) Đường hang mọt được tạo ra có một phòng phình ra trên mặt phẳng nằm ngang như Xyleborus sp. 2. Mỗi một sâu non và sau này là nhộng sống trong một cái hang riêng được xếp hướng lên phía trên, hoặc hướng xuống phía dưới như Scolytoplatypus. |
Mọt vỏ gỗ trưởng thành có màu nâu thẫm hoặc nâu đen, thân có kích thước từ 1 - 12mm, có hình trụ tròn, hoặc bán cầu khi nhìn nghiêng hoặc hình trứng khi nhìn từ trên xuống.
Đầu có hình cầu, bộ phận miệng không kéo dài thành vòi, hàm trên khỏe, mắt kép hình hạt đậu hoặc ô van dài.
Râu đầu hình chùy đầu gối, có 9 - 10 đốt, có 3 phần chính, đốt gốc, đốt cuống và đốt roi râu, đốt cuối cùng của roi râu tạo thành hình chùy rất đa dạng, có khi phân đốt, có khi không phân đốt rõ ràng.
Ngực gồm 3 đốt: Ngực trước (prothorax), ngực giữa (Mesothorax) và ngực sau (Metathorax). Đầu thường có kích thước hẹp hơn tấm lưng ngực trước và ẩn dưới tấm lưng ngực trước nên nhìn từ trên khó thấy như: Ips, Xyleborus. Tấm lưng ngực trước thường có những nếp nhăn như vẩy cá, phần sau thường có những chấm như Xyleborus, hoặc bề mặt tấm lưng ngực trước chỉ có những chấm như Scolytus.
Cánh: đôi cánh trước, được kitin hóa cao che chở ngực giữa, ngực sau và bụng, đôi cánh sau là cánh màng để bay, hệ gân cánh phát triển trung bình.
Chân (Pedes), thuộc chân chạy cấu tạo gồm có: háng (coxa), chuyển (trochanter), đùi (femur), chày (tibia), và bàn (tartus). Bàn chân có 5 đốt, đốt thứ nhất có chiều dài ngắn hơn đốt thứ 2,3 và 4 hợp lại, đốt thứ 3 phân thùy như Scolytus, Hylesinus, Dactylipalpus, và không phân thùy như Xyleborus. Đốt thứ 4 rất ngắn và ngắn hơn so với tất cả các đốt trong bàn chân.
Bụng có 9 - 10 đốt, các đốt không giống nhau, nhìn từ phía lưng có 7 đốt, đốt 8 là vòng kitin, đốt 9, 10 là các đốt sinh dục, mặt lưng thường rất mền và được che bởi cánh trước và cánh sau, mặt bụng cứng hơn. Trứng: màu trắng sữa có hình trứng hoặc ô van, sâu non hình chữ C, không có chân bụng và chân ngực.
Nhộng trần màu trắng sữa.
- Đối với mọt chỉ hại vỏ cây thì sau khi chặt hạ có thể bóc vỏ cây và phun thuốc phòng trừ mọt, nấm mục.
- Đối với mọt hại gỗ gián tiếp thì phòng trừ chúng giống như phòng mọt gỗ chân dài (Platypodidae) như:
+ Phòng trừ kỹ thuật: Phương pháp này không cần dùng đến các hóa chất mà ngâm tre, gỗ xuống nước trong thời gian dài từ 6 tháng đến 1 năm , để các vi sinh vật phân giải lượng đường và bột là thức ăn chính của mọt vỏ gỗ. Phương pháp này chỉ áp dụng được ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện để bảo quản hóa chất.
+Phòng trừ bào quản bằng hóa chất: Dùng các loại thuốc bảo quản gỗ ngâm thường với thời gian từ 48 - 72 giờ, có thể phòng được mọt vỏ gỗ xâm nhập vào gỗ ở trong các công trình xây dựng.
Nếu trong trường hợp nếu mọt vỏ gỗ đã xâm nhập vào gỗ thì có thể dùng thuốc diệt mọt để quét, phun lên gỗ hoặc bơm trực tiếp vào các lỗ mọt để diệt chúng.
- Vị trí phân loại của Scolytidae và Platypodide (Scolytoidae) trong bộ cánh cứng (Coleoptera).
- Về mặt phân loại côn trùng cánh cứng, nhiều tác giả đã phân nhóm côn trùng có mỏ (vòi) Rhynchophora làm 4 liên họ: Nemonychoidae, Benthoidae, Curculionoidae và Scolytoidae (Balachowsky 1949), còn Brues (1954) lại phân nhóm côn trngf này ra làm 3 liên họ: Aglycyderoidae, Curculionnoidae và Scolytoidae. Trong đó Scolytoidae và Curculionoidae là rất gần gũi về mặt hình thái. Sự phân biệt 2 liên họ này do đặc điểm của mỏ dài hay ngắn. Ở mép ngoài đốt chày có hay không có răng cưa. Ở đầu cuối ở đốt chày có móc câu hay không, và thân thể của chúng có kích thước to hay nhỏ.
Đối với liên họ Scolytoidae nói chung có thân hình nhỏ và hình trụ, bộ phân miệng không kéo dài thành vòi, mép ngoài đốt chày chân trước thường không có răng hoặc có móc ở cuối đốt chày (trừ một số loài ở phân họ Scolytinae).
Nusslin (1911) cho rằng Scolytoidae là một nhóm côn trùng có phân hóa cao. Brues (1954) đã phân liên họ Scolytoidae này ra làm 5 họ: Chapuisiidae, Ipidae, Scolytidae, Platypodidae và Scolytoplatypodidae.
Schedl (1938) đã phân liên họ này ra làm 4 họ dựa vào những đặc trưng về hình thái sau đây mà cho đến nay nhiều tác giả cho là hợp lý.
Bảng hóa định loại các họ trong liên họ Scolytoidae (Col) 1(2) Đốt bàn chân thứ nhất hơi ngắn so với các đốt thứ 2,3 và 4 hợp lại Họ Scolytidae 2(1) Đốt bàn chân thứ nhất hơi dài hơn so với các đốt 2,3 và 4 hợp lại. 3(4) Đốt bàn chân thứ 3 chia thùy. Họ Coptonotidae 4(3) Đốt bàn chân thứ 3 đơn giản không chia thùy. 5(6) Đốt chùy râu đầu nhỏ, hơi dày, rất ít dẹt (bẹt). Họ Plattytarsilidae 6(5) Đốt chùy râu đầu to hình ô van, mỏng dạng lam. Họ Platypodidae |
Trong 4 họ này có 2 họ được nghi nhận phân bố ở Việt Nam là Scolytidae và Plattypodidae. Theo Balachowsky (1949) đã chia họ Scolytidae ra làm 2 phân họ: Scolytinae và Ipinae. Tài liệu của Schedl (1961, 1962,1966) nghi nhận rằng phân họ Scolytinae chỉ phân bố ở vùng Cổ Bắc, Tân Bắc.
Chưa phát hiện thấy phân họ này phân bớ ở vùng Đông Phương, nên những nghi nhận về họ Scolytinae được đề cập trong tài liệu này có ý nghĩa về mặt phân loại hơn là ý nghĩa giá trị thực tiễn, sau đây là đặc trưng hình thái của 2 phân họ trong họ Scolytidae.
Bảng khóa định loại các phân họ trong họ Scolytidae 1(2) Đốt chày chân trước có móc câu ở phía trên bên ngoài, góc ngoài đốt chày không có răng, gờ của tấm lưng ngực trước ở góc phái sau, các đốt bụng từ đốt thứ 2 trở đi hướng lên phía trên, cánh cứng gần như bằng, không cụp xuống làm thành mặt nghiêng cánh cứng. Phân họ Scolytinae 2(1) Đốt chày chân trước không có móc câu ở phía trên bên ngoài, góc ngoài đốt chày nói chung có răng, gờ của tấm bên ngực trước không có ở góc sau, bị mờ hoặc yếu ớt ở phía sau. Cánh cứng tròn ở phái đỉnh hoặc lõm thành mặt nghêng ở mức độ khácn nhau ở phía sau. Phân họ Ipinae |
Bảng khóa định loại các giống của phân họ Ipinae 1(6)Tấm lưng ngực trước chỉ có những điểm chấm hoặc những nếp nhăn. 2(3) Tấm lưng ngực trước có ngấn ở mép trước, ở giữa phần trước của tấm lưng ngực trước của con cái có 1 lỗ lõm xuống hình ô van, mép ngoài đốt chày chân trước có răng cưa. Giống Scolytoplatypus 3(2) Tấm lưng ngực trước có hình cung ở mép trước, ở giữa phần trước của tấm lưng ngực trước của con cái không có lỗ lõm xuống hình ô van. 4(5) Những chấm trên bề mặt tấm lưng ngực trước thô, dạng nếp nhăn, đốt bụng thứ 2 trở đi hướng lên phía trên đối với một số loài. Xúc biện hàm dưới không có dạng dài như ngón tay ở đốt cuối cùng. Giống Hylesinus 5(4) Xúc biên hàm dưới có 2 đốt, đốt cuối cùng dài có dạng đốtn goán tay. Giống Dactylipalpus 6(1) Tấm lưng ngực trước, tối thiểu là một nửa phân trước có những nêp vảy cá như dũa cưa nhỏ hoặc bướu nhỏ. 7(8) Phần nửa trước của tấm lưng ngực trước có bướu nhỏ, gốc của tấm lưng ngực trước có gờ. Funicul của râu đầu có 4 đốt. Giống Cryphalus 8(7) Phần nửa trước hoặc toàn bộ tấm lưng ngực trước có vảy cá hoặc răng nhỏ. 9(10) Cuối cánh cứng không tạo thành mặt lõm chân chính, 2 bên không có răng, đôi khi có gai nhỏ. Giống Xyleborus 10(9) Cuối cánh cứng tạo thành mặt lõm hoặc mặt nghiêng, hai bên mặt nghiêng có răng, mép trước mặt nghiêng cánh cứng kéo dài ra phía sau. Giống Ips |
Xem thêm một số bài viết hữu ích:
Thông tin chi tiết về họ mọt gỗ ô van Anobiidae
Thông tin về giống mọt cám Minthea Pascoe 1866
===========================================================