Họ mọt cám Lyctidae có số lượng loài không nhiều, mọt trưởng thành có thân hình bé nhỏ, bẹt (dẹt) nhưng tác hại chúng gây ra là rất lớn, nhất là các nước nhiệt đới và á nhiệt đới như ở nước ta. Họ mọt này không phá hoại cây còn sống, chúng chỉ phá hoại gỗ đã khô dùng trong xây dựng, gỗ dùng trang trí nội thất trong gia đình.
Ở Trung Quốc gọi họ mọt cám Lyctidae này là "Phấn đố khoa" tức là họ mọt phấn, vì mọt bài tiết ra một thứ bột mịn trong quá trình phá hoại gỗ. Goeze đã mô tả loài đầu tiên trong họ này. Lyctus linearis Goeze (Ent, Beytr I, 1777: 148), tiếp sau đó là Fabricius 1792. Stephens 1830, Walker 1878, Lesne 1907-1938, trong tác phẩm của mình, Lesne đã nghiên cứu một cách có hệ thống, nhưng khi đó tác giả vẫn xếp họ mọt cám này là một phân họ trong họ Bostrychidae. Đến năm 1994, Lepesme đã nâng phân họ mọt cám này thành một họ độc lập: Lyctidae, cho đến nay đã coi là hợp lý (Les Coléoptères 1994: 1 - 241) theo thống kê năm 1938 của Lesne thì họ Lyctidae có 12 giống gồm 81 loài phân bố trên toàn thế giới (Coleopterorum Catalogus 1938. Pars. 161: 7 - 18).
Ở Việt Nam, trước 1945. Theo nghi nhận của Lesne năm 1919 thì ở Việt Nam có 4 loài được phát hiện ở Đông Dương, trong đó1 loài chung cho Đông Dương là: Lyctus brunneus Stephens và 3 loài cho Bắc Việt Nam là: Lyctus spinifrons Lesne, Minthea rugicollis Walker và Lyctoxylon japonicum Reitter (Vitalis de Savaza. Traité d'entomologie Indochinoise, 1919: 86, Par Lesne Lyctidae).
Sau năm 1945: Tài liệu về kết quả điều tra côn trùng năm 1967 - 1968 ấn hành năm 1976 của Viện Bảo vệ Thực vật không nghi nhận có họ Lyctidae.
Tài liệu của Schedl năm 1962 về các họ mọt gỗ ở Đông Dương và Việt Nam cũng không nghi nhận có họ mọt Lyctidae.
Trong tài liệu về "Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghiệp rừng năm 1985 và sâu hại đồ gỗ, tre trúc trong gia đình" (Lê Văn Nông 1973 và 1985), nghi nhận có 3 loài: Lyctus brunneus Stephens, Minthea rugicollis Walker và Lyctoxylon convitor Lesne.
Mọt cám trưởng thành có thân hình dẹt (bẹt) dài 2 - 7mm cuối cánh cứng không tạo thành mặt nghiêng cánh cứng, thân thường phủ một lớp lông màu vàng, hơi cứng.
Đầu ở phía trước thân nên nhìn từ trên xuống thấy đầu rõ ràng, đỉnh đầu nhẵn hoặc có chấm, không có hạt nổi lên, có bướu ở trán. Râu đầu hình chuỳcos 11 đốt, chùy râu có 2 đốt (trừ giống Cephalotoma chùy râu có 3 đốt). Tấm lưng ngực trước có chiều dài lớn hơn chiều rộng, ít nhiều kém phát triển, không thô ráp và không kéo dài thành dạng sừng, ở giữa thường hằn xuống một đường dọc ngắn.
Cánh cứng cón hững hàng chấm và lông thưa, cuối cánh cứng tròn và không có sừng, gai ở cả con đực và con cái, cánh sau đơn giản.
Bụng, khi nhìn từ mặt dưới có thể thấy 5 đốt, nhìn từ mặt lưng thường thấy 7 đốt. Một đặc điểm khá đặc trưng để nhận biết là đốt bụng thứ nhất nhìn từ mặt dưới có kích thước dài gần bằng 2 đốt thứ 2, đốt thứ 3, 4 có độ dài gần bằng nhau, còn đốt cuối cùng (đốt thứ 5) thì dài bằng hoặc dài hơn các đốt khác trước nó, các đốt bàn chân không bao giờ phân thùy.
Trứng dài, có dạng hình quả bí dài, màu trăng đục, có kích thước 0,8 - 1,0mm dài, một đầu có dạng cán chuôi, đầu kia tròn và trong suốt ở gần đầu mút .(H10 -1).
Sâu non rất giống sâu non của họ mọt dài Bostrychidae, nhất là sâu non mới nỏ từ trứng, khi mới nở ra gần như là thẳng giống như âu non mới nở ở giống Rhizopertha (Bostrychidae), và có kích thước khoảng 0,6mm. Sâu non thành thục kích thước khoảng 5-6mm và rộng 1,5mm, thân hình màu trắng sữa, hàm trên khỏe, râu đầu sâu non rất nhỏ, rất khó nhìn thấy, gồm 3 đốt, đốt cuối cùng rất nhỏ, có 3 đôi chân ngực khỏe, đủ dài và phủ một lớp lông.
Nhộng trần, cử động được, dài 5mm, rộng 1,5mm và thể hiện hình dáng bên ngoài giống như mọt trưởng thành.
Có số lượng giống và loài không nhiều, gồm 12 giống và 81 loài (Lesne 1938, Lepesme, 1944), trong đó có 2 loài phân bố rất rộng là Lyctus linearis Goezevaf Lyctus brunneus Stephens.
Kể từ xa xưa thì Lyctus linearis Goeze phân bố rộng ở Châu Âu, nơi sinh ra nó, còn Lyctus brunneus Stephens thì có nguồn gốc từ vùng Đông Dương và Trung Quốc, Nhật Bản. Lyctus africanus Lesne thì phân bố ở Tây Châu Phi và miền Trung Phi, cho đến Madagacar và Nam Phi, còn miền Bắc Phi thì ít thấy hơn, loài này được xâm nhập vào Pháp và sau đó lan truyền vào các nước Châu Á như Ấn Độ, Philipin.
Ở Bắc Việt Nam có 3 giống gồm 3 loài thuộc họ mọt cám Lyctidae: Lyctus brunneus Stephens, Minthea rugicollis Walker và Lyctoxylon convictor Lesne phân bố rộng ở Bắc Việt Nam.
Các loài mọt cám tấn công vào phần giác các loại gỗ đã khô thuộc các họ thực vật: Burseraceae, Dipterocapaceae, Meliaceae, Euphorbiaceae, Myristicaceae, Fabaceae, Styraceae,...
Ở Bắc Việt Nam, nếu chỉ nói riêng bộ cánh cứng (Coleoptera) thì loài Lyctus brunneus Stephens và Minthea rugicollis Walker có thể xếp chúng sau các loài xén tóc gỗ khô: Stromatium longicorne Newman hại gỗ. Mọt tre: Dinoderus minutus F (hại tre, ít hại gỗ) và xén tóc da hổ Chlorophorus annularis F (hại tre) về mức độ nghiêm trọng do chúng gây ra.
Để xâm nhập vào gỗ, mọt mẹ sau khi giao phối, chúng luồn máng đẻ trứng vào trong mạch gỗ rồi đặt trứng của nó vào mạch gỗ 2 đến 2 trứng, rất ít trường hợp chúng đẻ trứng vào những lỗ ngoằn ngoèo đơn giản, điều đó giải thích rằng trứng của mọt Lyctus không thấy trên bề mặt gỗ, kể cả bề mặt gỗ xù xì và nhẵn bóng. Đường kính gỗ thích hợp để mọt mẹ đẻ trứng là >70µ.
Sâu non nở ra ăn gỗ trực tiếp, và gỗ này pải có một lượng tinh bột >1,5%, nếu không sâu non sẽ bị chết vì thiếu lượng tinh bột (Lepesme 1944 và Jacquiot 1955), một đặc tính sinh học của họ Lyctidae là trước khi đẻ trứng, mọt mẹ không đào hang hoàn chỉnh, mà chỉ đẻ trứng vào mạch gỗ có đường kính phù hợp có sẵn, hoặc gặm trên bề mặt gỗ những mạch rất nông làm cho mạch gỗ bị lộ ra rồi đẻ trứng vào đó.
Còn đối với họ Bostrycidae rất gần gũi với họ Lyctidae về mặt sinh học, nhưng trước khi đẻ trứng, mọt Bostrycidae phải đào hang hoàn chỉnh, và sau đó mọt mẹ cũng đẻ trứng vào trong mạch gỗ có đường kính thích hợp.
Căn cứ vào đặc tính sinh học của mọt cám có thể phòng trừ chúng bằng kỹ thuật và hóa học.
Chọn các loại gỗ có đường kính mạch gỗ <70µ, chọn gỗ lõi để dùng mà kông cần phải xử lý hóa chất, cũng có thể ngăn ngừa được mọt Lyctidae, trong trường hợp gỗ đem xử dụng lẫn gỗ giác thì nhất thiết phải xử lý hóa chất thì mới ngăn ngừa được mọt cám phá hại.
Dùng thuốc bảo quản gỗ BQG - 1 để phun hoặc quét lên bề mặt gỗ đã được gia công hoàn chỉnh. Với lượng thuốc 350gr/m² đối với gỗ dùng trong gia đình, hoặc dùng thuốc celcure với nồng độ 7% với thời gian ngâm 48 - 72 giờ để bảo quản gỗ dùng trong xây dựng.
Bảng khóa định loại các giống trong họ Lyctidae 1(2) Đốt thứ 2 của chùy râu (tức đốt thứ 11) có dạng hình ôvan dẹt (bẹt), và hẹp dần về phía trước. Trên cánh cứng chỉ có những lông tơ nằm rạp hướng về phía sau cuối cánh cứng. Giống Lyctus Fabricius 2(1) Đốt thứ 2 của chùy râu (đốt thứ 11) thường vuông hoặc hình chữ nhật và thường dài hơn đốt thứ nhất chùy râu (đót thứ 10). Trên bề mặt cánh cứng, ngoài lông tơ nằm rạp còn có những lông thô dạng hình dùi đục (claviformes). 3(4) Bề mặt tấm lưng ngực trước nguyên vẹn. Giống Minthea Pascoe 4(3) Bề mặt tấm lưng ngực trước có rãnh dọc từ giữa mép trước đến giữa mép sau, chia tấm lưng ngực trước ra 2 phần bằng nhau. Giống Lyctoxylon Reitter |
Xem thêm: Dịch vụ diệt mối Hà Nội của chúng tôi
Diệt mối tại quận Cầu Giấy Diệt mối tại quận Thanh Xuân Diệt mối tại quận Hai Bà Trưng
Diệt mối tại thành phố Phúc Yên Diệt mối tại quận Hà Đông Diệt mối tại huyện Mê Linh
Diệt mối tại quận Hoàn Kiếm Diệt mối tại quận Bắc Từ Liêm Diệt mối tại huyện Phúc Thọ
Diệt mối tại quận Đống Đa Diệt mối tại quận Nam Từ Liêm Diệt mối tại huyện Sóc Sơn
Diệt mối tại quận Tây Hồ Diệt mối tại huyện Mỹ Đức Diệt mối tại huyện Hoài Đức
Diệt mối tại quận Long Biên Diệt mối tại Gia Lâm Diệt mối tại huyện Thường Tín
Diệt mối tại quận Hoàng Mai Diệt mối tại huyện Đông Anh Diệt mối tại huyện Phú Xuyên
=====================================================
Mọi chi tiết về họ mọt cám Lyctidae xin liên hệ:
Trung tâm diệt mối và côn trùng Anh Tuấn - Hà Nội
Địa chỉ : Số 9 ngõ 181 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại : 0979484855
Email : tranvankhang201981@gmail.com
Website :dietmoianhtuan.com