15 sự thật mà bạn chưa biết về loài mối sẽ được công ty diệt mối và côn trùng Anh Tuấn bật mý trong bài viết này. Mối là loài côn trùng thật nhỏ bé lên ít ai để ý tới, nhưng nó lại có một sự tàn phá công trình xây dựng nhà ở mà ai cũng biết đến.
Mối là loài côn trùng xã hội, chúng sống thành từng tập đoàn với số lượng hàng triệu cá thể. Mối có khả năng đục xuyên vữa tường (nhờ chất axít có trong miệng với gốc bazơ có trong vữa tường) cùng với khả năng hoạt động ngày đêm không ngừng nghỉ và khả năng sinh sản vô hạn, nên chúng có thể phá hoại gây ra những thiệt hại lớn hàng năm như: chập cháy điện, sụt nền móng, nứt nở tường, phá hủy nhiều đồ vật trang trí bằng gỗ có giá trị, tử tài liệu quan trọng ,quần áo,...Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu 15 sự thật mà bạn chưa biết về loài mối:
Có rất nhiều ý kiến cho rằng những hoạt động của mối đảm bảo cho các thảm mục rừng nhiệt đới phân hủy nhanh chóng và thúc đẩy nhanh quá trình tuần hoàn vật chất trong trồng rừng (Ghilarov 1960).
Mối sử dụng rất nhiều loại thức ăn, nhưng thức ăn chủ yếu của mối là thực vật (gỗ...) hoặc các vật liệu có gốc xen-lu-lô như giấy, vải, len, dạ có khi cả trứng mối, thậm chí khi khan hiếm thức ăn chúng ăn cả da, xác động vật thậm chí cả mối non (Nguyễn Đức Khảm 1976).
Tuy nhiên trong quá trình kiếm thức ăn mối phá hoại nhiều loại vật liệu khác nhau như cao su, kim loại mỏng, vữa xi măng mác thấp và những thứ khác.
Thực tế chúng chỉ tiêu hóa được xen-lu-lô sản phẩm của gỗ như giấy là thức ăn chúng ưa thích bởi giấy gần như hoàn toàn bắng xen-lu-lô.
Khi đi kiếm ăn mối đi trong các đường mui do mối xây dựng đảm bảo an toàn cho mối. Đường mui thường ẩm, nếu khô hoặc bị bong ra nghĩa là mối đã bỏ đi nơi khác kiếm ăn. Việc nuôi dưỡng đàn mối chủ yếu là do mối thợ đảm nhận. Thoạt nhiên thức ăn qua miệng vào ruột, trong ruột mối có vi khuẩn sản xuất ra enzyme tiêu hóa được xen-lu-lô mặc dù mối là côn trùng thân mềm nhưng răng của chúng cứng hình răng cưa như mũi giáo có thể cắn đứt những mẩu gỗ rất nhỏ. Những loại mối này không ăn cây sống trừ mối Formosan.
Khi khu vực mối sống khan hiếm thức ăn thì mối sẽ ăn cả trứng mối và mối non. Còn thức ăn mà mối yêu thích nhất thì lại là các đồ vật có chứa xen-lu-lô.
Mối Trong hệ thống phân loại, thì mối là côn trùng nguyên thủy thuộc bộ cánh cứng bằng (Isoptera), có họ hàng gần gũi với gián, niêm đại của mối có đến 200 triệu năm (Zalessky 1973), còn kiến thì niêm đại tồn tại của nó ước khoảng 70 triệu năm, nên người ta nói rằng mối là tổ tiên của lớp côn trùng, phương thức sinh sống của mối (Isoptera) và ong, kiến (Hymenoptera) là rất giống nhau, chúng là côn trùng xã hội, đều sống thành quần thể, nó đã cùng với niêm đại tồn tại của loài người không đến 1 triệu năm.
Mối vua có tuổi thọ cao, sau khi giao phối thì mối vua sẽ tiếp tục ở lại tổ với mối chúa và làm nhiệm vụ thị tinh trứng và giao phối để mối chúa sinh sản liên tục. Mối vua còn chăm sóc mối non, mối vua chết sớm hoặc sự trốn chạy của mối vua khi xây dựng tổ mối, hiện tượng này còn chưa khẳng định.
Ở tất cả các loài mối thì mối lính và mối thợ đều không nhìn thấy gì cả, chúng hoạt động và làm việc không ngừng nghỉ trong bóng tối. Thị giác không phát triển nhưng thính giác thì rất nhạy bén và tinh vi.
Mối liên lạc với nhau cơ bản thông qua hóa chất gọi là Feremon mỗi đàn mối có một mùi đặc trưng, khi có kẻ lạ xâm nhập thì chúng phát hiện ra ngay, thông báo cho các mối lính qua tín hiệu Feremon để tấn công kẻ lạ mặt.
Nếu mối thợ tìm thấy một nguồn thức ăn mới, nó sẽ kéo theo các con khác đến chỗ đó bằng việc dải một đường hóa chất (Feremon) và mối thợ có thể va đầu vào thành ống, đường mui tạo ra rung động, các con mối khác nhận được thông báo cho toàn đàn mối để bảo vệ.
Qua trao đổi thức ăn cũng nâng cao việc nhận dạng các cá thể trong đàn mối.
Thời kỳ bay giao hoan của quần thể mối tùy thuộc vào chủng loại mối và vùng phân bố. Theo kết quả nghiên cứu ở nước ta mối bay giao hoan từ tháng 4 đến tháng 8 nhưng mạnh nhất vào tháng 4, 5, 6 và 7.
Bay giao hoan hay còn gọi là bay phân đàn. Mối cánh sau lần lột xác cuối cùng thì thành mối cánh trưởng thành bay giao hoan từ sau mùa xuân, trời ấm áp vào buổi trưa hoặc buổi chiều Khả năng bay của mối cánh chỉ từ vài mét đến vài chục mét tùy theo sức gió và hướng gió. Sau khi rơi xuống đất thì con đực đi tìm con cái, sau một lúc tiếp xúc thì 4 cánh rụng đi.
Trong quá trình bay và rơi xuống đất phần lớn mối cánh bị diệt vong, chỉ một vài đôi mối cánh gặp điều kiện thuận lợi dùng răng đào tổ làm nơi trú ngụ, sau hôn phối khoảng một tuần thì đẻ trứng, lúc đầu số trứng rất ít về sau tùy theo sự trưởng thành mà tốc độ đẻ trứng tăng dần.
Sau khoảng một tháng thì trứng nở thành mối non, mối non có màu trắng và rất mềm, hình dạng giống mối thợ trưởng thành. Từ mối non sau một tuổi qua một vài lần lột xác thành mối lính. Mối non tương lai trở thành mối cánh thì giữa ngực trước và ngực sau sinh ra các mầm cánh, thời gian thêm tuổi thì cánh dài thêm. Mối cánh trưởng thành thường to hơn mối lính và mối thợ trưởng thành. Mối non trở thành mối thợ ít có biểu hiện rõ ràng.
Sự phát triển của đàn mối rất chậm trong nhiều năm, trứng đẻ không liên tục. Khi mối chúa trưởng thành nó đẻ nhiều trứng hơn và bụng trở lên to hơn. Khi khả năng mối chúa đẻ tối đa có thể đúng bằng số lượng các con mối già chết đi và số lượng mối phân đàn bay đi.
Đàn mối càng lớn khi các con mối được sinh sản hàng năm tăng lên. Thời gian ít nhất từ 3 đến 4 năm hay dài hơn 8 đến 10 năm, từ các con mối ban đầu đủ lớn đến mức sẽ có một số bay bớt đi (bay giao hoan phân đàn).
Cuộc sống của mối là ở trong lòng đất, chúng đào hàng làm tổ và xây dựng tổ kiên cố như một lâu đài, tổ của chúng có đường đi rất phức tạp, với những rãnh thông nhau, mối đi lại không ngừng nghỉ lên tổ của chúng rất nhẵn và mịn. Khi chúng xây tổ miệng của mối thợ sẽ tiết ra nước bọt được ví như một loại keo. Chính vì đó tổ mối rất vững chắc. Mối thường hay vệ sinh cho nhau. Giữ gìn môi trường và cân bằng sinh học cho tổ mối luôn ổn định là vô cùng quan trọng, nếu tổ mối mất cân bằng sinh học hoặc bi ô nhiễm thì tổ mối sẽ có khả năng bị diệt vong rất cao.
Mối là loài côn trùng xã hội, chúng sống thành từng tập đoàn với số lượng hàng triệu cá thể. Mối có khả năng đục xuyên vữa tường (nhờ chất axít có trong miệng với gốc bazơ có trong vữa tường) cùng với khả năng hoạt động ngày đêm không ngừng nghỉ và khả năng sinh sản vô hạn, nên chúng có thể phá hoại gây ra những thiệt hại lớn hàng năm.
Cứ đến mùa thu hoạch xoài là ở rất nhiều địa phương tại vùng Tây Bắc họ lại bắt mối cánh và chế biến thành các món ăn rất ngon và đặc biệt. Mối là loài côn trùng nổi tiếng của vùng Tây Bắc của Việt Nam. Tiếng Thái họ gọi là con tô màu, còn người kinh gọi là con mối. Mối có rất nhiều ở vùng Tây Bắc, người dân thường bắt mối cánh bằng bóng đèn, sau đó đem về hấp chín, phơi khô và chế biến món ăn.
Phần lớn các giống mối xâm nhập vào các công trình xây dựng, thủy lợi, đường sắt, đường biển,...đều biểu hiện mặt có hại của chúng. Hàng năm thiệt hại do mối gây ra trên thế giới cũng như ở nước ta là rất lớn. Ở Trung Quốc nhất là vùng Hoa Nam có đến 80% số nhà cửa, kho tàng, nhà lâu năm bị mối phá hoại (Thái Bang Hoa 1964). Ở nước ta mối không những xâm nhập vào nhà tranh vách nứa, mà còn xâm nhập vào những ngôi nhà xây dựng kiên cố bê tông cốt thép như Khách sạn Hà Nội 11 tầng, Bệnh viện Nhi Thụy Điển 7 tầng, các biệt thự, các thư viện,...
Để khắc phục hậu quả do mối gây ra, mỗi công trình phải cần kinh phí 30 - 40 triệu hoặc hàng trăm triệu để sửa chữa. Đặc biệt là các vật tư nguyên liệu quý hiếm, các thư tịch cổ, các hiện vật bảo tàng có giá trị đặc biệt khi mối phá hại thì không thể tính bằng tiền bạc được. Ngoài các công trình mà mối phá hoại ra, mối còn phá hoại các cây trồng công nghiệp như: chè, cà phê, cao su, mía, bông làm cho cây chết hoặc sinh trưởng kém ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Một sô tác hại mối gây ra.như: chập cháy điện, sụt nền móng, nứt nở tường, phá hủy nhiều đồ vật trang trí bằng gỗ có giá trị, tài liệu quan trọng, quần áo,...
Mối thường làm tổ bằng đất sét, cao ngất, có đủ hình dạng và kích cỡ khác nhau. Mối ở bên trong lòng đất và môi trường sống của mối rất đặc biệt. Mối không nhìn thấy nhưng lại biết xây dựng nên những công trình kiến trúc rất đẹp. Mối rất nhỏ bé, kích thước và cân nặng của mối thì quá nhỏ nhưng những công trình mà mối đắp thì có cân nặng lên tới vài tấn và cao tới vài mét so với bề mặt đất.
Mối vua và mối chúa sau khi thành lập tổ mới thì sinh sản ít, nhưng càng về sau thì số lượng trứng sinh sản càng tăng cao, mỗi ngày một con mối chúa có thể sinh sản lên tới 36000 quả trứng. Đây là một con số kinh khủng, chính vì vậy sức tàn phá của mối rất nhanh chóng.
Trong thực tế tuổi thọ của một số loài côn trùng tại Việt Nam thì rất ngắn như ruồi sống chỉ 48h, muỗi sống được khoảng 2 - 3 tháng, còn mối chúa thì có tuổi thọ lên tới 15 - 25 năm.
Một số bài viết hữu ích về loài mối:
Top 7 dấu hiệu nhận biết nhà có mối
Tìm hiểu tổng quan về loài mối
Mối có lây từ nhà này sang nhà khác không?
Diệt mối trong bao nhiêu ngày?