Mối có lây từ nhà này sang nhà khác không ? Đây là câu hỏi đặt ra khi Anh Tuấn thi công diệt mối tại rất nhiều khách hàng tại Hà Nội .Bài viết được tư vấn bởi các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực diệt mối .
Mối được xem là loài côn trùng gây hại nghiêm trọng nhất trên thế giới .Mối là loài côn trùng xã hội ,chúng sống thành từng tập đoàn với số lượng hàng triệu cá thể .Mối có khả năng đục xuyên vữa tường ( nhờ chất axít có trong miệng với gốc bazơ có trong vữa tường ) cùng với khả năng hoạt đông ngày đêm không nghừng nghỉ và khả năng sinh sản vô hạn ,nên chúng có thể phá hoại gây ra những thiệt hại lớn hàng năm như : chập cháy điện ,sụt nền móng ,nứt nở tường ,phá hủy nhiều đồ vật trang trí bằng gỗ có giá trị ,tử tài liệu quan trọng ,quần áo ,...Chúng ta cùng tìm hiểu về những vấn đề về loài mối qua bài viết cùng các chuyên gia nhé !
Mối là loài côn trùng sống trong lòng đất và gỗ chúng phát triển rất nhanh chóng và sinh sản không ngừng nghỉ bởi mối vua và mối chúa .
Vì sao mối lại sống được trong lòng đất và gỗ ? Thức ăn chủ yếu của mối là thực vật (gỗ...) hoặc các vật liệu có gốc xenluylo như giấy ,vải ,len dạ khi khan hiếm thức ăn chúng ăn cả xác động vật thậm chí cả mối non .
Tuy nhiên trong quá trình kiếm thức ăn mối phá hoại nhiều loại vật liệu khác nhau như cao su ,kim loại mỏng ,vữa xi măng mác thấp và những thứ khác .
Thực tế chúng chỉ tiêu hóa được xen-lu-lô sản phẩm của gỗ như giấy là thức ăn chúng ưa thích bởi giấy gần như hoàn toàn bắng xen-lu-lo .
Khi đi kiếm ăn mối đi trong các đường mui do mối xây dựng đảm bảo an toàn cho mối .Đường mui thường ẩm ,nếu khô hoặc bị bong ra nghĩa là mối đã bỏ đi nơi khác kiếm ăn .Việc nuôi dưỡng đàn mối chủ yếu là do mối thợ đảm nhận .Thoạt nhiên thức ăn qua miệng vào ruột ,trong ruột mối có vi khuẩn sản xuất ra enzyme tiêu hóa được xenluylo mặc dù mối là côn trùng thân mềm nhưng răng của chúng cứng hình răng cưa như mũi giáo có thể cắn đứt những mẩu gỗ rất nhỏ .Những loại mối này không ăn cây sống trừ mối Formosan .
Thức ăn được tiêu hóa trong cơ thể mối thợ một phần được ứa ra đằng mồm hoặc bài tiết ra từ cuối đường tiêu hóa để mớm cho mối vua ,mối chúa ,mối lính ,mối non mà chúng không thể tự lấy thức ăn được ,chất thải dạng viên được tống ra ngoài ,dùng để xây tổ .
Cách thức mớm thức ăn cũng gây ra nhiễm độc cho cả đàn mối khi ăn thức ăn bị nhiễm thuốc phòng chống mối .
Nhiều người khi phát hiện ngôi nhà có mối gây hại thường rất lo lắng không biết loài mối có diệt được tân gốc không .Thực tế mối có diệt được tận gốc nhưng nếu diệt mối không đúng cách mối không những không diệt được tận gốc mà chúng còn di chuyển sang vị trí khác gây hại nghiêm trọng hơn.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì 50% mối có thể lây từ nhà này sang nhà khác bằng lớp vữa tường và chúng di chuyển trong lòng đất để kiếm thức ăn qua nhiều công trình trong một khu vực đất .
Mối có thể lây từ nhà này sang nhà khác không ? Câu trả lời là mối hoàn toàn có thể lây từ nhà này sang nhà khác thông qua 3 con đường như sau :
+ Xâm nhập từ dưới đất chui lên : Từ các ổ mối có sẵn ,mối xâm nhập vào công trình bằng các hệ thống đường liên tục từ tổ đến vật dụng mà chúng phá hại
+ Xâm nhập bằng đường không : Khu mối trưởng thành ,chúng mọc cánh và bay ra ngoài (gọi là hiện tượng vũ hóa) .Sau khi rụng cánh ,một trong những cặp mối đó sẽ giao hoan với nhau và chui vào nơi kín đáo như khuân khe cửa ,khu vực ẩm thấp ,..ở các tầng để tạo lập tổ mối mới và từ đó chúng lan tỏa ra các khu vực xung quanh để gây hại .
+ Xâm nhập qua đường lây nhiễm : Mối từ các vật dụng bị nhiễm mối ở các nơi khác đem về công trình như cốp pha ,các đồ dùng ,vật dụng như ;giường ,tủ ,khung cửa ,..có nguồn gốc từ gỗ .
Mọi vật dụng trong ngôi nhà đều có nguy cơ bị mối xông nhưng chiếm tới 85% là vật dụng bằng gỗ và giấy .Mối lây từ nhà này sang nhà khác qua nhiều yếu tố như sau : các vật dụng bị nhiễm mối mang từ nhà khác về .Tuy nhiên tỉ lệ không cao .Chúng còn phụ thuộc vào vị trí và môi trường sống .
Mối cánh là nguy cơ lây nhiễm mối nhiều nhất .Vào tháng 3 - 4 hàng năm cứ đến mùa mối bay là những con mối cánh bay ra khỏi tổ .Mội số con sẽ rơi xuống và chết .Mội số con sống sót thì con đực sẽ đi tìm con cái ,sau một lúc tiếp xúc thì 4 cánh rụng đi, lúc này con cái cong phần bụng lên để dụ dỗ ,còn con đực thì qua thăm dò để tìm kiếm con cái ,sau khi gặp nhau bắt đầu chúng tìm chỗ để trú ngụ xây dựng phòng mới ,sau khi hôn phối khoảng một tuần thì mối bắt đầu đẻ trứng .Khả năng sinh sản của mối nguyên thủy lúc đầu thấp và số trứng đẻ lần đầu rất it ,về sau tùy theo sự trưởng thành của quần thể mối mà tốc độ đẻ trứng tăng dần .Đây là nguy cơ để mối có thể lây từ nhà này sang nhà khác một cách nhanh chóng nhất .
Vật dụng có nguy cơ bị mối gây hại nhânh nhất như :
+ Khuân cửa ,tủ bếp ,sàn gỗ ,trần gỗ ,cầu thang gỗ ,tủ quần áo ,tủ sách ,kệ ti vi ,bàn ghế gỗ ,các vật dụng trang trí bằng gỗ được gắn vào tường .
+ Sách ,báo ,giấy ,hộp bìa cát tông ,kệ hàng ,giá hàng ,các hộp đựng hàng hóa bằng gỗ và bìa cát tông
+ Cao su ,kim loại mỏng ,vữa xi măng mác thấp và những thứ khác .
+ Cây trồng như ; Cây cà phê ,cây cao su ,và các loại cây trồng khác .
Mọi thông tin liên hệ dịch vụ diệt mối xin mời Quý khách liên hệ :
Trung tâm diệt mối và côn trùng Anh Tuấn
Địa chỉ : Số 9 ngõ 181 - Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại : 0979484855
Website : dietmoianhuan.com
Email : tranvankhang201981@gmail.com
Xem thêm : Top 30 cách diệt mối tận gốc ,có nên phòng mối không ,hướng dẫn diệt mối tại nhà