Mối chúa là mối có loại hình sinh sản hoặc gọi là mối sinh sản. Loại hình này có thân hình tương đối lớn, nhất là mối chúa có phần bụng cực kỳ to. Cơ thể chúng có cơ quan sinh sản phát dục hoàn chỉnh, nên trong quần thể mối chúa có tác dụng giao phối vá đẻ trứng, mỗi ngày mối chúa có khả năng sinh sản lên tới 36.000 quả trứng, về nguồn gốc và hình thái không giống nhau, nên mối sinh sản có thể chia ra làm 3 đẳng cấp được chúng tôi nêu rõ trong bài viết này như sau:
1. Mối vua và mối chúa nguyên thủy
Mối cánh trưởng thành sau khi bay giao hoan, rụng cánh đã ghép đôi và sinh sản gọi là mối vua và mối chúa nguyên thủy, chúng là kẻ sáng lập đầu tiên một quần thể mối, cho nên trong quần thể mối phần lớn có đẳng cấp này. Đặc điểm về mặt hình thái, màu sắc của thân hơi thẫm và rắn hơn, có mắt kép và mắt đơn phát triển, mặt lưng ngực giữa và ngực sau còn giữ lại vẩy cánh, sức sinh sản lớn.
Phần lớn trong một quần thể mối chỉ có một đôi mối vua và mối chúa nguyên thủy, nhưng cũng có trường hợp có 2 hoặc có 3 đôi mối vua và mối chúa: ví dụ - Giống mối đất Odontotermes và Macrotermes thường có hiện tượng này. Loài mối đen Odontotermes formosanus Shiraki thì hiện tượng nhiều mối vua và mối chúa trong một quần thể đồng nhất là rất phổ biến, có khi nhiều đến 5 vua 8 chúa, trong đó thường đếm được mối vua ít hơn mối chúa. Cái đó có thể là kết quả của hiện tượng mối vua chết sớm hoặc sự trốn chạy của mối vua khi xây dựng tổ mối, hiện tượng này còn chưa khẳng định.
2. Mối vua, mối chúa bổ sung cánh ngắn
Loại mối này có thể không phải là đẳng cấp tồn tại phổ biến. Về đặc trưng hình thái thì mầu sắc của thân là hơi nhạt và thân hơi mềm có mắt kép, tấm lưng ngực giữa và ngực sau có mầm cánh nhỏ, ngắn giống như cánh con cào cào còn non. Sức sinh đẻ của nó kém hơn mối vua và mối chúa nguyên thủy như đã nói ở trên, về số lượng thì nói chung là nhiều hơn so với mối vua và mối chúa nguyên thủy.
Ví dụ: Trong một quần thể mối Globitermes audax Silvestri cùng một lúc thấy được 43 mối chúa cánh ngắn. Mối vua, mối chúa cánh ngắn này sau khi mối vua và mối chúa nguyên thủy chết thì mới xuất hiện, nhưng cũng có khi tồn tại đồng thời mối vua và mối chúa nguyên thủy.
3. Mối vua, mối chúa không cánh
Cũng giống như mối vua mối chúa cánh ngắn, loại này không tồn tại phổ biến trong chủng loại mối, nhưng so với mối vua và mối chúa cánh ngắn càng ít thấy hơn. Về mặt hình thái thì, màu sắc thân thể rất nhạt thường thường là màu vàng, thậm chí màu trắng, thân thể so với mối vua, mối chúa cánh ngắn càng mềm, không có mắt kép, và đặc biệt là trên tấm lưng của ngực giữa và ngực sau không có mầm cánh.
Đẳng cấp này thường chỉ tồn tại trong quần thể khi mối vua và mối chúa nguyên thủy mất đi. Ngoài 3 loại đẳng cấp trên có khi còn có loại hình trung gian giữa 3 đẳng cấp trên. Mối vua, mối chúa cánh ngắn và mối vua, mối chúa không cánh không bao giờ bay ra khỏi tổ vì không có cánh đầy đủ để bay giao hoan phân đàn như mối cánh trưởng thành đồng loại.
Trong một tổ mối thường có từ một hoặc hai, ba con mối chúa, mối chúa chỉ nằm trong tổ, không di chuyển đi nơi khác, và mối chúa được hình thành từ những con mối cánh sau khi bay giao hoan rụng cánh, mỗi con mối chúa đều chỉ có chức năng sinh sản, mỗi ngày mối chúa có khả năng sinh sản vô hạn, thân hình to, và dài hơn các mối khác. Bụng của mối chúa rất to, có màu vàng sữa. Thân của nó được chia làm nhiều đốt, có giãn liên tục và hoạt động không ngừng nghỉ. Mối chúa phải sống trong căn phòng không được có ánh sáng.
Phương pháp diệt mối mối chúa tận gốc tại nhà chuyên nghiệp theo 5 bước sau đây:
- Bước 1: Điều tra khảo sát để phát hiện những nơi đang có mối hoạt động và phân loại mối thuộc nhóm mối nào để có phương pháp phòng trừ thích hợp, nếu không phân loại được thì gửi về cơ quan có chuyên môn sâu về lĩnh vực này giúp đỡ để phân loại mối chính xác, đưa ra phương án xử lý phù hợp và kết quả diệt mối đạt chất lượng cao nhất.
- Bước 2: Đặt hộp nhử mối vào các vị trí đang có mối hoạt động và những nơi có dấu hiệu của mối.
- Bước 3: Diệt mối tận gốc: Khi mối đó tập trung vào hộp nhử nhiều, dỡ hộp nhử mối ra, tiến hành phun thuốc diệt mối PMC-90DP vào đó và đặt các hộp nhử mối trở lại vị trí ban đầu.
- Bước 4: Sau khi phun thuốc PMC hoặc đặt bả diệt mối được khoảng 05 - 07 ngày, tiến hành kiểm tra lại kết quả diệt mối, thu dọn hộp nhử mối và đem tiêu huỷ. Nếu kiểm tra các khu vực đó được xử lý mà không còn thấy mối thì coi như tổ mối đã được tiêu diệt hoàn toàn. Ngược lại, nếu còn mối thì phun thuốc hoặc đặt bả diệt mối vào tiếp, sau đó 05 - 10 ngày kiểm tra lại kết quả diệt mối để đảm bảo tổ mối được tiêu diệt hoàn toàn bao gồm cả mối vua và mối chúa (con duy nhất có khả năng sinh sản).
- Bước 5: Sau khi diệt mối tận gốc xong, tiến hành phun thuốc phòng, chống mối vào các khu vực vừa xử lý diệt mối, đồng thời phun thuốc vào cửa gỗ, chân tường, một số vị trí ẩm thấp, kín gió, thiếu ánh sáng của khu vực xử lý nhằm diệt trừ trực tiếp các ấu trùng mối còn sót lại, đồng thời, ngăn chặn sự xâm nhập của mối từ nơi khác tới và từ dưới lòng đất chui lên.
Một số bài viết được khách hàng quan tâm:
Diệt mối có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Con mối cánh bay vào nhà là điềm tốt hay xấu
Cần phải làm gì khi phát hiện mối?
Cách kiểm tra nhà có mối hay không
============================================
Mọi thông tin về con mối chúa xin liên hệ:
Công Ty TNHH Kinh Doanh Dịch Vụ Diệt Mối Anh Tuấn
Địa chỉ: Số 9 ngõ 181 - Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại (Zalo): 0979 48 48 55
Email: tranvankhang201981@gmail.com
Website: www.dietmoianhtuan.com