Mối thợ là loại mối đẳng cấp chiếm đông nhất trong loại hình không sinh sản của quần thể mối. Mối thợ cũng có mối đực và mối cái nhưng cơ quan sinh sản không hoàn chỉnh nên không đẻ được trứng.
Mối thợ chỉ đảm nhận nhiệm vụ kiếm thức ăn, xây tổ, làm đường mui, mớm thức ăn, chăm sóc mối non, vận chuyển trứng mối,...để duy trì sinh sống trong quần thể.
Về hình thái mối thợ gần giống với mối non, nhưng thân hình to hơn với mối non, các bộ phận của mối thợ khác hẳn với mối non: mối thợ thân hình màu thẫm hơn, nhất là phần miệng, hai hàm trên của mối thợ được ky tin hóa cao, có màu nâu hoặc nâu thẫm. Đai đa số trong chủng loại mối, mối thợ chỉ có một loại nhưng một số loài có 2 loại là mối thợ to và mối thợ nhỏ.
Phần lớn các giống mối xâm nhập vào các công trình xây dựng, thủy lợi, đường sắt, đường biển,...đều biểu hiện mặt có hại của chúng. Hàng năm thiệt hại do mối gây ra trên thế giới cũng như ở nước ta là rất lớn trong có có mặt chính là mối thợ. Ở Trung Quốc nhất là vùng Hoa Nam có đến 80% số nhà cửa, kho tàng, nhà lâu năm bị mối phá hoại (Thái Bang Hoa 1964). Ở nước ta mối không những xâm nhập vào nhà tranh vách nứa, mà còn xâm nhập vào những ngôi nhà xây dựng kiên cố bê tông cốt thép như khách sạn Hà Nội 11 tầng, Bệnh viện Nhi Thụy Điển 7 tầng, các biệt thự, các thư viện,...
Để khắc phục hậu quả do mối thợ gây ra, mỗi công trình phải cần kinh phí 30 - 40 triệu hoặc hàng trăm triệu để sửa chữa. Đặc biệt là các vật tư nguyên liệu quý hiếm, các thư tịch cổ, các hiện vật bảo tàng có giá trị đặc biệt khi mối phá hại thì không thể tính bằng tiền bạc được. Ngoài các công trình mà mối phá hoại ra, mối thợ còn phá hoại các cây trồng công nghiệp như: chè, cà phê, cao su, mía, bông làm cho cây chết hoặc sinh trưởng kém ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Mối là loài côn trùng đa hình thái, mỗi một tổ tự hình thành một quần thể. Từ một đôi mối ban đầu (bố, mẹ) thường được gọi là mối vau, mối chúa, chúng bắt đầu sinh sản, không ngừng đẻ trứng, trứng nở ra mối non, từ mối non bắt đầu phân thành hai loại hình lớn: loại hình sinh sản và loại hình không sinh sản. từ hai loại này lại phân ra nhiều đẳng cấp.
- Loại hình không sinh sản gồm có mối lính, mối thợ.
- Ở một số loài cùng là mối lính lại có mối lính lớn và mối lính nhỏ, mối thợ lớn và mối thợ nhỏ (Mactotermes barneyi Light). Do hiện tượng đa hình thái đó mà việc định loại mối có lúc gặp những khó khăn.
Cũng như những côn trùng khác, cơ thể mối chia ra làm 3 phần là đầu, ngực và bụng, đầu có thể chuyển động và mang bộ phận miệng, mắt, râu đầu và còn mang thêm hai đôi cánh. Bụng có 10 đốt. Lỗ sinh dục con đực ở giữa mảnh bụng đốt thứ 9 và đốt thứ 10, còn lỗ sinh dục con cái nằm ở mặt bụng đốt thứ 7. Mức độ ky tin hóa của đầu và cơ thể mối không giống nhau.
Nói chung là mối cánh trưởng thành hơi rắn hơn so với mối lính và mối thợ. Cơ thể mối và các chi phụ có lông nhỏ. Thân mối có màu sắc từ trắng đến vàng, nâu cho đến đen, phần lớn là màu nhạt.
Chiều dài của mối lính và mối thợ từ vài mm đến mười mấy mm. Chiều dài mối cánh trưởng thành từ 10mm đến 30mm. Còn đối với mối chúa trưởng thành đã sinh đẻ nhiều, bộ phận bụng phình to, cơ thể có thể đạt từ 60 - 70mm. Hình thái bên ngoài mối thợ và mối non gần giônhs nhau, nhưng mối non toàn thân gần như màu trắng sữa kể cả miệng, còn đối với mối thợ thì màu thẫm hơn, đặc biệt là đôi hàm trên có màu nâu hoặc màu nâu đen đã được ky tin hóa cao nên rất chắc chắn. Cơ thể mối gồm 3 bộ phận được mô tả sơ lược như sau:
1. Đầu là phần phụ của đầu
Đầu thường có hình tròn, hình trứng hoặc hình chữ nhật. Sự biến hóa hình thái cũng rõ ràng hơn, đầu mối thợ và mối sinh sản phần lớn là tròn và hình trứng. Mặt lưng của đầu về phía trước thường có một đường ngấn dọc và một đường ngấn ngang hợp với nhau thành hình chữ T hoặc chữ Y, có đôi khi không rõ ràng. Đối với mối nhà Coptotermes đường ngấn này là chỗ thóp ở mối lính, thóp này tiết ra một dịch thể như sữa mang tính axít đặc quánh.
Đầu của mối cánh trưởng thành có một đôi mắt kép hình tròn hoặc hình gần tròn đính ở hai bên đầu, phía trước mắt kép về phía lưng mỗi bên thường có một mắt đơn trong xuốt không màu, một số ít loài không có mắt đơn.
Mắt kép của mối sinh sản bổ sung cánh ngắn tương đối nhỏ, còn đối với mối không sinh sản thì không có mắt hoặc đối với mối có đẳng cấp thấp tì phía sau râu đầu có mắt phát triển yếu ớt, ở cuối phía trước hai bên đầu có một đôi râu đầu, phần lớn các đốt râu có hình tròn hoặc viên chùy, cá biệt có đốt dài. Râu đầu có 9 - 30 đốt hình chuỗi hạt, Trong cùng một loài thì số đốt râu đầu của mối cánh trưởng thành là nhiều so với mối thợ và mối lính.
2. Miệng và phần phụ của miệng
Miệng ở cuối phần trước của đầu gồm có môi trên, hai hàm trên, hai hàm dưới và xúc biện hàm dưới, môi dưới và xúc biện môi, lưỡi (Hypophanynx).
3. Ngực và phần phụ của ngực
Ngực gồm có 3 đốt: Ngực trước, ngực giữa và ngực sau, mỗi đốt do những tấm ky tin hóa được sắp sếp theo vị trí thích hợp gọi là tấm lưng, tấm bên, tấm bụng, nhờ có chất màng liên kết các đốt ngực lại với nhau. Mỗi đốt ngực mang một đôi chân. Đối với mối cánh trưởng thành thì ở tấm lưng ngực giữa và ngực sau, mang một đôi cánh ở mỗi đốt.
Cánh được tạo thành bởi chất màng có hình dạng hẹp và dài, khi không bay thì 4 cánh xếp trên lưng và hướng về phía sau và dài vượt quá phần cuối của bụng.
Cánh trước hơi dài hơn cánh sau. Sự phân bố gân cánh trước và cánh sau cũng không hoàn toàn giống nhau. Với mối ở đẳng cấp thấp thì sự khác biệt này lớn còn với mối ở đẳng cấp cao thì sự khác biệt này ko nhiều . Sau khi bay lượn giao hoan cánh của mối cánh trưởng thành bị dứt rời ra từ khớp gẫy của cánh. Bốn cánh bị rơi ra , phần gốc cánh còn giữ lại được có dạng gần như hình tam giác gọi là vảy cánh . Kích thước to nhỏ và hình dạng của vảy cánh biển đổi khác nhau tùy theo loài . Sự biến hóa của gân cánh có những thay đổi lớn , nói chung theo quy luật , cánh của mối ở đẳng cấp thấp thì phức tạp , còn cánh mối ở đăng cấp cao thì đơn giản (H. 60). Gân (mạch) cánh ở mối cánh trưởng thành thuộc họ Kalotermitidae có thể nhìn thấy được gân mép trước (c), gân phụ mép trước (sc), gân đường kính (r), gân giữa (m), gân khuỷu (cu), gân phân kính (rs).
4. Chân
Mặt bụng của mỗi đốt ngực sinh ra một đôi chân, chân theo kiểu bò, nói chung là ngắn. Mỗi chân gồm có đốt háng (coxa), chuyển (trochanter), đùi (fermar), chày hay ống (tibia) và bàn tarsus). Đốt háng và đốt chuyển rất ngắn, đốt đùi và đốt chày thường dài, mép bên đốt chày thường sinh ra một hàng gai, cuối đốt chày có 2- 3cái gai cứng bàn chân bao gồm mấy đôts nhỏ , đối với họ mối Mastotermitidae bàn chân là 5 đốt còn bàn chân họ mối Termopsidae thì sợ phâ chia đốt không hoàn chỉnh , do vậy từ mặt dưới nhìn thấy 5 đốt , nhưng nhìn mặt lưng chỉ có thể thấy 4 đốt , đốt bàn chân của mấy họ mối còn lại đều là 4 đốt , ở cuối của đốt bàn chân sinh ra một đối vuốt cong.
5. Bụng
Bụng mối có dạng hình trụ hoặc hình quả mướp , do 10 đốt tạo thành , mỗi đốt có 1 tấm lưng , tấm bụng của đốt thứ nhất của mặt bụng thường thái hóa thành một phiến nhỏ , từ đốt thứ 2 trở về sau , mỗi đốt đều có tấm bụng rõ ràng đối với con đực của mối cánh trưởng thành thì hình dạng của tấm bụng đốt thứ 2 đến đốt thứ 9 là có độ lớn giống nhau , đốt thứ 10 phân ra làm 2 lỗ sinh dục ở giữa tấm bụng đốt thứ 9 và 10 . Còn con cái mối cánh trưởng thành thì độ dài của tấm bụng thứ 7 thường lớn hơn các đốt khác còn lại . Trên mép các tấm lưng có nhiều lông . Phần cuối bụng có đối lông đuôi (cerci) và một đôi châm đuôi (styli).
- Bước 1: Điều tra khảo sát để phát hiện những nơi đang có mối hoạt động và phân loại mối thuộc nhóm mối nào để có phương pháp phòng trừ thích hợp, nếu không phân loại được thì gửi về cơ quan có chuyên môn sâu về lĩnh vực này giúp đỡ để phân loại mối chính xác, đưa ra phương án xử lý phù hợp và kết quả diệt mối đạt chất lượng cao nhất.
- Bước 2: Đặt hộp nhử mối vào các vị trí đang có mối hoạt động và những nơi có dấu hiệu của mối.
- Bước 3: Diệt mối tận gốc: Khi mối đó tập trung vào hộp nhử nhiều, dỡ hộp nhử mối ra, tiến hành phun thuốc diệt mối PMC-90DP vào đó và đặt các hộp nhử mối trở lại vị trí ban đầu.
- Bước 4: Sau khi phun thuốc PMC hoặc đặt bả diệt mối được khoảng 05 - 07 ngày, tiến hành kiểm tra lại kết quả diệt mối, thu dọn hộp nhử mối và đem tiêu huỷ. Nếu kiểm tra các khu vực đó được xử lý mà không còn thấy mối thì coi như tổ mối đã được tiêu diệt hoàn toàn. Ngược lại, nếu còn mối thì phun thuốc hoặc đặt bả diệt mối vào tiếp, sau đó 05 - 10 ngày kiểm tra lại kết quả diệt mối để đảm bảo tổ mối được tiêu diệt hoàn toàn.
- Bước 5: Sau khi diệt mối tận gốc xong, tiến hành phun thuốc phòng, chống mối vào các khu vực vừa xử lý diệt mối, đồng thời phun thuốc vào cửa gỗ, chân tường, một số vị trí ẩm thấp, kín gió, thiếu ánh sáng của khu vực xử lý nhằm diệt trừ trực tiếp các ấu trùng mối còn sót lại, đồng thời, ngăn chặn sự xâm nhập của mối từ nơi khác tới và từ dưới lòng đất chui lên.
Một số bài viết được khách hàng quan tâm:
Diệt mối có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Con mối cánh bay vào nhà là điềm tốt hay xấu
Cần phải làm gì khi phát hiện mối?
Cách kiểm tra nhà có mối hay không
============================================
Mọi thông tin về con mối thợ xin liên hệ:
Công Ty TNHH Kinh Doanh Dịch Vụ Diệt Mối Anh Tuấn
Địa chỉ: Số 9 ngõ 181 - Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại (Zalo): 0979 48 48 55
Email: tranvankhang201981@gmail.com
Website: www.dietmoianhtuan.com