Hướng dẫn cách diệt tổ mối trong vườn hiệu quả, chuyên nghiệp, giá rẻ, bằng các phương pháp mới nhất và tiên tiến nhất. Công ty diệt mối Anh Tuấn với trên 20 năm cung cấp dịch vụ diệt mối, phòng mối, diệt muỗi, diệt chuột, diệt gián, diệt kiến, diệt rệp, phun khử trùng tại 63 tỉnh trong cả nước, chúng tôi đã xử lý diệt tổ mối trong vườn cho rất nhiều hộ gia đình, cơ quan, công ty, khu đô thị,... Một số cây rất hay bị mối tấn công như: cây chay, cây đào, cây chè, cây mía, cây sanh, cây cao su,...Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có khí hậu nóng ẩm nên chịu ảnh hưởng của rất mạnh của các sinh vật hại, trong đó đặc biệt nguy hiểm là mối. Mối là sinh vật phong phú về loài, đa dạng về tác hại, sinh trưởng nhanh, khả năng thích ứng cao với điều kiện môi trường. Mối sinh sống và làm tổ trong lòng đất, rồi di chuyển xuống theo mạch nước ngầm để lấy nước vào mùa khô và dâng lên trên úng vào mùa lũ. Đồng thời mối đào hang thành những hầm trong lòng đất, đường giao thông, đê điều, cầu cống, kho tàng, bến bãi...gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, cơ sở vật chất và đặc biệt nguy cơ tiềm ẩn đến tính mạng con người. Đối với các công trình kiến trúc, mối không chỉ phá hoại tài sản, nội thất trang thiết bị bên trong...mà mối còn gây tổn thương lớn về hồ sơ, tài liệu lưu trữ, hệ thống điện nước...
Liên hệ hướng dẫn diệt tổ mối trong vườn hiệu quả qua Hotline: 0979 48 48 55 để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Đối với các công trình xây dựng thì các loài mối đất thuộc các giống Odontotermes và Macrotermes (Termitidea) có tần số xuất hiện ít (4-5%), còn với giống mối nhà Coptotermes (Rhinotermitidae) là nhiều (95-97%). Vì vậy trước khi tiến hành diệt mối trong một công trình xây dựng cần phải điều tra khảo sát để phân loại mối giúp chúng ta diệt mối được hiệu quả hơn. Khi phát hiện và phân loại thấy mối nhà Coptotermes thì lên áp dụng phương pháp diệt lây truyền, còn khi phát hiện thấy mối đất thuộc giống Odontotermes và Macrotermes thì lên diệt theo phương pháp làm bão hòa nước và thuốc sát trùng trong tổ mối để diệt chúng.
- Bước 1
Điều tra khảo sát phát hiện các ụ mối mà ở đó thường có phòng chờ vũ hóa, đường đi của mối, lỗ thông khí lộ ra ngoài để có thể thấy được.
- Bước 2
Chuẩn bị nguyên liệu: Nước và nguồn nước đổ vào tổ mối, dụng cụ chuyển và đựng nước như xô thùng, phễu, ống cao su. Thuốc diệt mối là dạng thuốc dầu như BQG1 hay loại tương tự, thuốc diệt mối phải nhẹ hơn nước (khối lượng riêng < 1), không hòa tan trong nước, sát trùng cao.
- Bước 3
- Tìm đường dẫn nước vào tổ mối đất: Dùng mai, xẻng lật tung những ụ đất mối đùn lên, sẽ lộ ra đường đi của mối, từ đường đi này dẫn đến tổ chính, tổ phụ của mối, thông qua đường giao thông trong tổ mối.
- Đổ nước ngập toàn bộ tổ mối: Thông qua những đường mối bị lộ ra ngoài qua việc dùng xẻng, mai lật lật lên để đổ nước vào tổ mối cho đến khi bão hòa nước, cá biệt độ rộng của mối to quá có thể dùng máy bơm để cung cấp nước.
- Rót hoặc đổ thuốc diệt mối vào tổ mối : Sau khi đổ nước đầy bão hòa tổ mối thì rót thuốc diệt mối sau cùng. Do khối lượng riêng của thuốc diệt mối nhỏ hơn nước (<1) và lại không tan trong nước, nên luôn luôn nổi lên trên và tràn ngập toàn bộ tổ mối từ trên xuống dưới để diệt toàn bộ tổ mối đất.
- Bước 4
- Bịt kín các đường dẫn từ ngoài vào tổ bằng đất sét hoặc vật liệu tương tự.
- Bịt kín khoang trống trong tổ mối khi cần thiết.
- Kiểm tra sự xuất hiện của các ụ đất mới xuất hiện, nếu còn mối thì lại xử lý bổ sung như đã nói ở trên.
Một điều chú ý là phần lớn các loài trong giống mối đất (Termitidae) là dùng mồi nhử thông thường như gỗ thông (Liên xô cũ) rất khó dụ được tổ mối đất ra hộp nhử với số lượng lớn để phun thuốc diệt chúng, nên mới dùng phương pháp này. Khi nào tìm được mồi nhử mới mà mối đất thích ăn thì diệt mối theo phương pháp lây truyền cũng không loại bỏ.
Nếu muốn công trình không bị mối mọt tấn công gây hại bạn cần thường xuyên kiểm tra định kỳ không gian của tòa nhà, để phát hiện sớm nhất các dấu hiệu có mối mọt gây hại và kịp thời xử lý và phòng trừ. Bảo vệ tài sản sớm nhất.
Mối không gây hại cho con người. Tuy nhiên mối có thể gây ra thiệt hại hàng vài chục tỷ đồng mỗi năm. Chúng có thể phá hoại cấu trúc ngôi nhà của bạn, nhưng chúng có thể phá hủy nhiều thứ hơn như sách, giấy tờ, vật liệu cách nhiệt và nhiều vật dụng giống như gỗ khác trong ngôi nhà.
Mối còn xông cây trồng gây đổ cây cối. Mối rất khó phát hiện nếu bạn không có chuyên môn. Tuy nhiên, với kinh nghiệm diệt mối trên 20 năm, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn một số mẹo giúp bạn phát hiện sớm sự phá hoại của mối.
1. Đống phân mối
Dựa vào phân mối thải ra của giống mối gỗ khô chúng ta có thể phát hiện ra mối gỗ khô, phân của giống này chất lại thành đống như đống cát, từ đỉnh đống cát này chiếu thẳng đứng lên phía trên có cấu kiện gỗ ta sẽ phát hiện ra tổ mối gỗ khô, phân mối là những viên hình tròn, rời nhau như hạt kê, rất rễ phát hiện.
2. Cánh mối rụng bỏ lại
Sau khi mối cánh bay giao hoan, đôi cánh của mối sẽ bị rụng xuống xung quanh nhà, kích thước và hình dáng của mối cánh không giống với loài kiến cánh. Nếu bạn chú ý quan sát vào mùa xuân mối cánh bay giao hoan nhiều, khi cạy các thanh nẹp cửa thì mối cánh và mối lính, mối thợ sẽ ục ra ngoài.
3. Đàn mối
Trong các khu rừng việc phát hiện đàn mối không mấy xa la với các nhà thám hiểm, những cây sau khi chặt hạ bị mối gây hại rất nhiều, nguồn thức ăn lý tưởng của mối.
4. Xác mối
Khi mối cánh bay giao hoan, mối cánh sẽ rụng xuống đất và chết, một số ít sống sót sẽ đi tìm tổ mối và phân đàn. Nếu mối bay giao hoan thì số lượng cá thể mối lên tới hàng triệu con, chất thành đống, xác mối có ở khắp mọi nơi.
5. Mối đắp ống bùn
Một sống trong môi trường ẩm ướt. Mối tạo ra các ống bùn dài để di chuyển xung quanh các vị trí như khuân cửa. Nếu bạn phát hiện ra những đường ống bùn thì chắc chắn trong căn nhà đang có mối.
Những đường mui mối đắp ra từ đất ẩm, để tìm các dấu hiệu của những ống bùn này bạn cần thường xuyên kiểm tra kỹ lưỡng.
Nếu tổ mối trong vườn mối sẽ đắp thành đống đất to như cái thúng hoặc có thể to hơn, rất dễ nhận biết.
6. Bề mặt gỗ bị phồng lên
Sau khi mối gây hại đến mục rỗng, chúng sẽ bớt lại phần vỏ gỗ bên ngoài và vỏ gỗ sẽ phòng rộp lên và sần sùi rất dễ phát hiện.
7. Gỗ khi gõ có tiếng kêu bục bục
Khảo sát gỗ bị mối gây hại bằng cách sử dụng tuốc-nơ-vít gõ vào gỗ phát hiện ra tiếng kêu bục bục sẽ dự đoán có mối bên trong.
=> => => Xem thêm: diệt mối ăn trồng
Phương pháp diệt mối lây truyền cho cây hoa đào
- Khảo sát kiểm tra mối gây hại
Nhân viên kỹ thuật tới kiểm tra cây trồng và xác nhận xem cây đang bị loại mối nào tấn công cây là loại mối nào và đưa ra phương án xử lý thích hợp nhất.
+ Nếu bạn ấn một vật vào đầu con mối lính nếu nó tiết ra chất dịch trắng là loại mối gỗ ẩm. Chúng ta sẽ xử dụng phương pháp diệt mối lây truyền.
+ Nếu ấn một vật vào đầu con mối lính mà nó không tiết ra chất dịch trắng thì đó là loại mối đất, thì chúng ta sẽ áp dụng phương pháp diệt mối bằng cách bơm thuốc trực tiếp tại tổ.
Hướng dẫn cách diệt tổ mối trong vườn hiệu quả theo phương pháp lây truyền, phương pháp này sử dụng để diệt mối gỗ ẩm (giống Coptotermes) là giống mối gây hại chủ yếu ở các loại cây trồng và các công trình xây dựng đang sử dụng.
Bước 1: Hộp nhử và mồi nhử
Hộp nhử được làm bằng bìa các tông hoặc gỗ.
Mồi nhử được làm bằng gỗ thông trắng, trám tráng, bồ đề,...Không dùng gỗ lõi và nhiều mắt.
Bước 2: Cách xếp mồi nhử vào hộp nhử
Mồi nhử được xếp vào hộp nhử theo chiều nghiêng tựa vào nhau để có khe hở, khi phun thuốc vào khe giữa hai miếng gỗ mồi nhử được thuận lợi.
Trước khi đặt mồi nhử vào nơi có mối hoạt động, cần nhứng mồi nhử vào nước nhằm thu hút được nhanh và nhiều cá thể mối vào hộp nhử.
Bước 3: Cách đặt hộp nhử và số lượng đặt
Sau khi cậy một đoạn đường mui có mối, đặt hộp nhử vào đó. Thông thường đặt hộp nhử ở nền nhà ven chân tường là ổn định. Trường hợp các đường mui xuất hiện trên tường hay khuôn cửa, trần nhà, cột, xà gỗ, cây trồng...phải đóng đinh, buộc dây thép hoặc dùng băng dính để cố định chắc chắn cho hộp nhử.
Số lượng hộp nhử được đặt phụ thuộc chỗ mối xuất hiện và lượng mối ra nhiều hay ít mà quyết định. Nơi nghi ngờ khả năng mối xuất hiện cũng có thể đặt hộp nhử.
Bước 4: Theo dõi mồi vào hộp nhử
Sau một thời gian mối sẽ vào hộp nhử ăn mối, nếu sau thời gian dài mối không vào thì cần phun thêm nước vào hộp nhử, tạo độ ẩm kích thích cho mối vào.
Bước 5: Phun thuốc diệt mối lây nhiễm
Khi mối đắp đường mui kín quanh hộp cần phải theo dõi một thời gian, khi mối vào nhiều, tiến hành phun thuốc lây nhiễm vào hộp.
Chú thích
- Khi phun thuốc lây nhiễm phải thao tác nhanh, đều, đủ lượng thuốc theo quy định của loại thuốc và kinh nghiệm xử lý.
- Phun thuốc vào các hộp nhử trong cùng một công trình phải liên tục cho đến khi phun xong hộp cuối cùng có mối.
Bước 6: Thu hồi hộp nhử
4 - 5 ngày sau khi phun thuốc, thu hồi các hộp nhử và hủy hộp nhử bằng cách đốt để đảm bảo vệ sinh môi trường và tránh sử dụng.
Xử lý phòng chống mối cho cây trồng bằng cách thuốn lỗ hoặc khoan lỗ và bơm thuốc chống mối xuống.
Áp dụng cho các cây trồng mới, hoặc cây trồng lâu năm bị mối tấn công.
Xác định các vị trí cần khoan hoặc thuốn lỗ theo yêu cầu kỹ thuật phòng mối cây trồng.
Nếu vùng đất chuẩn bị trồng cây mới ta có thể đào hố với kích thước rộng 50cm, sâu 10cm. Sau đó khoan các lỗ từ 1 - 3 hàng. Mỗi lỗ có đường kính từ 18 - 22mm, sâu 30 - 50cm. Vừa khoan vừa bơm dung dịch thuốc phòng mối xuống cho ngấm đều. Sau khi bơm song đủ lượng thuốc thì có thể lấp đất lên mặt bằng như ban đầu.
- Lenfos 50EC (được phép sử dụng)
- Map Boxer 30EC (được phép sử dụng)
- PMC 90DP dạng bột (được phép sử dụng)
- Termize 200EC (được phép sử dụng)
- Mythic 240EC (được phép sử dụng)
Một số bài viết được khách hàng quan tâm:
Con mối cánh bay vào nhà là điềm tốt hay xấu?
Cần phải làm gì khi phát hiện mối?
Mối có lây từ nhà này sang nhà khác không?
Phương pháp diệt mối cho cây hoa đào
Top 3 cách diệt mối cho cây sanh
Top 6 cách diệt mối cho cây cà phê
==============================================
Mọi thông tin về hướng dẫn cách diệt tổ mối trong vườn hiệu quả xin liên hệ:
Công Ty TNHH Kinh Doanh Dịch Vụ Diệt Mối Anh Tuấn
Địa chỉ: Số 9 ngõ 181 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại (Zalo): 0979 48 48 55
Email: tranvankhang201981@gmail.com
Website: www.dietmoianhtuan.com