Top 6 cách diệt mối cho cây cà phê bằng các phương pháp diệt mối tiên tiến, hiệu quả, tiết kiệm, được Hội Khoa Học và Lâm Nghiệp Việt Nam nghiên cứu thành công. Chúng tôi nhận cung cấp dịch vụ diệt mối ăn cây trồng uy tín, chuyên nghiệp, giá cả cạnh tranh hàng đầu tại Việt Nam, được khách hàng luôn tin tưởng và hài lòng. Quý khách phát hiện cây trồng bị mối tấn công hãy liên hệ công ty diệt mối Anh Tuấn qua Hotline: 0979 48 48 55 để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Cây cà phê là loại cây thân gỗ, có tán rộng, cây có chiều cao khoảng 5 - 10m, tùy vào từng loại cà phê, có rễ cọc cắm sâu xuống đất, cây được trồng lấy hạt và chế biến làm đồ uống, cà phê là loại cây có giá trị kinh tế cao. Tại tỉnh Lâm Đồng, Tây Nguyên người dân trồng cà phê là chủ yếu, hàng năm cho thu hoạch rất lớn. Cà phê là một loại hạt chế biến thành nước uống không thể thiếu trong các mối quan hệ xã hội, ngoại giao, gặp gỡ bạn bè. Tại Việt Nam hiện nay ở bất cứ đâu cũng có những quán cà phê nhỏ, nơi dừng chân của những du khách, người qua đường, cuộc gặp gỡ khách hàng, bạn bè, tạo lên một giá trị văn hóa dân tộc. Rễ cây cà phê bám đất rất chặt nó giúp ngăn chặn xói mòn đất. Cà phê có tác dụng chống buồn ngủ, rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Gỗ cây cà phê có chứa đường và rất nhiều chất dinh dưỡng, gỗ cây mềm thích hợp cho thức ăn của loài mối để mối có thể sống sót và sinh trưởng, chính vì vậy hàng năm rất nhiều cây cà phê bị mối tấn công phá hại gây thiệt hại nặng nề cho người dân. Việc phòng chống mối cho cây cà phê trước khi trồng đang được người dân áp dụng ngày càng phổ biến, tránh cho mối gây hại cây về sau gây thiệt hại về kinh phí.
Hiện nay mối, mọt tại Việt Nam phát triển rất mạnh, do điều kiện khí hậu thuận lợi, mối thích ăn cây thân gỗ như: cây chay, cây chè, cây ổi, cây hoa đào, cây chè, cây bông, cây sanh, cây cà phê...mối gây hại rất nhanh. Mối sống bên dưới lòng đất và chúng leo lên khỏi mặt đất để tìm kiếm thức ăn khi lòng đất cạn kiệt, mối ăn cây trồng, kết cấu gỗ, tài liệu, vải sợi và xi măng mác cao,...nếu không được phát hiện sớm chúng sẽ gây thiệt hại lớn về tài sản.
Nhân viên kỹ thuật tới kiểm tra cây trồng và xác nhận xem cây cà phê đang bị loại mối nào tấn công cây là loại mối nào và đưa ra phương án xử lý thích hợp nhất.
+ Nếu bạn ấn một vật vào đầu con mối lính nếu nó tiết ra chất dịch trắng là loại mối gỗ ẩm. Chúng ta sẽ xử dụng phương pháp diệt mối lây truyền.
+ Nếu ấn một vật vào đầu con mối lính mà nó không tiết ra chất dịch trắng thì đó là loại mối đất, thì chúng ta sẽ áp dụng phương pháp diệt mối bằng cách bơm thuốc trực tiếp tại tổ.
Diệt mối tận gốc cho cây cà phê theo phương pháp lây truyền, phương pháp này sử dụng để diệt mối gỗ ẩm (giống Coptotermes) là giống mối gây hại chủ yếu ở các loại cây trồng và các công trình xây dựng đang sử dụng.
Biện pháp xử lý:
Bước 1: Hộp nhử và mồi nhử
Hộp nhử được làm bằng bìa các tông hoặc gỗ.
Mồi nhử được làm bằng gỗ thông trắng, trám tráng, bồ đề,...Không dùng gỗ lõi và nhiều mắt.
Bước 2: Cách xếp mồi nhử vào hộp nhử
Mồi nhử được xếp vào hộp nhử theo chiều nghiêng tựa vào nhau để có khe hở, khi phun thuốc vào khe giữa hai miếng gỗ mồi nhử được thuận lợi.
Trước khi đặt mồi nhử vào nơi có mối hoạt động, cần nhứng mồi nhử vào nước nhằm thu hút được nhanh và nhiều cá thể mối vào hộp nhử.
Bước 3: Cách đặt hộp nhử và số lượng đặt
Sau khi cậy một đoạn đường mui có mối, đặt hộp nhử vào đó. Thông thường đặt hộp nhử ở nền nhà ven chân tường là ổn định. Trường hợp các đường mui xuất hiện trên tường hay khuôn cửa, trần nhà, cột, xà gỗ, cây trồng...phải đóng đinh, buộc dây thép hoặc dùng băng dính để cố định chắc chắn cho hộp nhử.
Số lượng hộp nhử được đặt phụ thuộc chỗ mối xuất hiện và lượng mối ra nhiều hay ít mà quyết định. Nơi nghi ngờ khả năng mối xuất hiện cũng có thể đặt hộp nhử.
Bước 4: Theo dõi mồi vào hộp nhử
Sau một thời gian mối sẽ vào hộp nhử ăn mối, nếu sau thời gian dài mối không vào thì cần phun thêm nước vào hộp nhử, tạo độ ẩm kích thích cho mối vào.
Bước 5: Phun thuốc diệt mối lây nhiễm
Khi mối đắp đường mui kín quanh hộp cần phải theo dõi một thời gian, khi mối vào nhiều, tiến hành phun thuốc lây nhiễm vào hộp.
Chú thích
- Khi phun thuốc lây nhiễm phải thao tác nhanh, đều, đủ lượng thuốc theo quy định của loại thuốc và kinh nghiệm xử lý.
- Phun thuốc vào các hộp nhử trong cùng một công trình phải liên tục cho đến khi phun xong hộp cuối cùng có mối.
Bước 6: Thu hồi hộp nhử
4 - 5 ngày sau khi phun thuốc, thu hồi các hộp nhử và hủy hộp nhử bằng cách đốt để đảm bảo vệ sinh môi trường và tránh sử dụng.
Có rất nhiều loại bả diệt mối tận gốc cho cây cà phê, có tác dụng khác nhau đối với các loài mối khác nhau. Sản phẩm bả phải nghi rõ tên hoạt chất diệt mối và được cấp giấy phép sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước.
Tùy theo từng loại bả, đặc điểm đối tượng xử lý và môi trường mối hoạt động, phương thức sử dụng bả khác nhau, nhưng nhìn chung có các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Đặt bả nhử mối
Sau khi đã khảo sát cho biết thành phần loài mối, độ tuổi của mối, đặc điểm tác hại, số lượng các điểm cần đặt bả, cách thức đặt bả và lượng bả cần thiết cho mỗi điểm đặt. Các điểm đặt bả phải được bảo đảm ổn định không bị di chuyển hoặc bị nhiễu động trong xuốt quá trình diệt mối để đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 2: Theo dõi tình hình sau đặt bả
Theo chu kỳ nhất định khoảng 10 ngày đến 15 ngày hoặc lâu hơn, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra lại các vị trí đặt bả để biết mối đã ăn vào bả chưa, tốc dộ tiêu thụ bả, thời gian đàn mối bị tiêu diệt.
Bước 3: Kết thúc thu dọn bả và đánh giá kết quả
Khi kiểm tra thấy các vị trí đặt bả đều hết mối thì công tác diệt đàn mối đó kết thúc, có thể thu dọn các hộp bả. Quá trình diệt mối bằng bả đạt kết quả cao.
Đối với các công trình xây dựng thì các loài mối đất thuộc các giống Odontotermes và Macrotermes (Termitidea) có tần số xuất hiện ít (4-5%), còn với giống mối nhà Coptotermes (Rhinotermitidae) là nhiều (95-97%). Vì vậy trước khi tiến hành diệt mối trong một công trình xây dựng cần phải điều tra khảo sát để phân loại mối giúp chúng ta diệt mối được hiệu quả hơn. Khi phát hiện và phân loại thấy mối nhà Coptotermes thì lên áp dụng phương pháp diệt lây truyền, còn khi phát hiện thấy mối đất thuộc giống Odontotermes và Macrotermes thì lên diệt theo phương pháp làm bão hòa nước và thuốc sát trùng trong tổ mối để diệt chúng.
- Bước 1
Điều tra khảo sát phát hiện các ụ mối mà ở đó thường có phòng chờ vũ hóa, đường đi của mối, lỗ thông khí lộ ra ngoài để có thể thấy được.
- Bước 2
Chuẩn bị nguyên liệu: Nước và nguồn nước đổ vào tổ mối, dụng cụ chuyển và đựng nước như xô thùng, phễu, ống cao su. Thuốc diệt mối là dạng thuốc dầu như BQG1 hay loại tương tự, thuốc diệt mối phải nhẹ hơn nước (khối lượng riêng < 1), không hòa tan trong nước, sát trùng cao.
- Bước 3
- Tìm đường dẫn nước vào tổ mối đất: Dùng mai, xẻng lật tung những ụ đất mối đùn lên, sẽ lộ ra đường đi của mối, từ đường đi này dẫn đến tổ chính, tổ phụ của mối, thông qua đường giao thông trong tổ mối.
- Đổ nước ngập toàn bộ tổ mối: Thông qua những đường mối bị lộ ra ngoài qua việc dùng xẻng, mai lật lật lên để đổ nước vào tổ mối cho đến khi bão hòa nước, cá biệt độ rộng của mối to quá có thể dùng máy bơm để cung cấp nước.
- Rót hoặc đổ thuốc diệt mối vào tổ mối : Sau khi đổ nước đầy bão hòa tổ mối thì rót thuốc diệt mối sau cùng. Do khối lượng riêng của thuốc diệt mối nhỏ hơn nước (<1) và lại không tan trong nước, nên luôn luôn nổi lên trên và tràn ngập toàn bộ tổ mối từ trên xuống dưới để diệt toàn bộ tổ mối đất.
- Bước 4
- Bịt kín các đường dẫn từ ngoài vào tổ bằng đất sét hoặc vật liệu tương tự.
- Bịt kín khoang trống trong tổ mối khi cần thiết.
- Kiểm tra sự xuất hiện của các ụ đất mới xuất hiện, nếu còn mối thì lại xử lý bổ sung như đã nói ở trên.
Một điều chú ý là phần lớn các loài trong giống mối đất (Termitidae) là dùng mồi nhử thông thường như gỗ thông (Liên xô cũ) rất khó dụ được tổ mối đất ra hộp nhử với số lượng lớn để phun thuốc diệt chúng, nên mới dùng phương pháp này. Khi nào tìm được mồi nhử mới mà mối đất thích ăn thì diệt mối theo phương pháp lây truyền cũng không loại bỏ.
Đào vòng quanh gốc cà phê, sau đó rắc cây thuốc là xung quanh cây và lấp đất lại.
Dùng xử lý các giống mối gỗ ẩm (mối nhà), mối đất. Mối đất thì khả năng đâm xuyên qua vật liệu xây dựng (gạch, vữa xi măng,...) kém hơn mối nhà nhiều. Trừ trường hợp nền nhà tường nhà bi nứt nẻ, xuống cấp hoặc cấu kiện gỗ đã bị các nhóm mối khác gây hại, thì mối đất mới có điều kiện men theo những chỗ hư hỏng đó phá hoại tiếp công trình.
Với các công trình có móng vững chắc, nền được lát gạch hoặc láng xi măng mác cao.
Khi có mối đất trong công trình phải diệt các cá thể và đàn mối, bằng cách phun thuốc phòng chống mối dạng lỏng trực tiếp vào các chỗ đang bị mối phá hoại: kết hợp dùng khoan bê tông tạo lỗ rồi bơm thuốc vào.
Với các công trình có nền đất và khuân viên cây, cỏ. Khi có mối xuất hiện, phải tùy theo loài mối, cấu tạo tổ và điều kiện cụ thể có thể đào hoặc khoan lỗ để bơm thuốc vào tổ.
Sau khi diệt song đàn mối, việc lấp, bịt lỗ rỗng tổ mối ở nền công trình xây dựng đang sử dụng nói chung không cần thiết, trừ trường hợp nền nhà bị sụt lún lớn, nền không chứa hàng chịu tải trọng cao,...thì phải lấp, bịt theo trạng thái ban đầu.
Đây là một phương pháp cổ truyền không những ở nước ta mà còn được áp dụng ở nước ngoài, vấn đề cốt lõi là có tìm được tổ mối hay không! cái đó phụ thuộc vào thiết bị tìm tổ, hay dò tìm bằng những kinh nghiệm vốn có ít hay nhiều.
Tìm tổ mối bằng kinh nghiệm
Trên mặt đất và sàn gỗ phát hiện thấy có nhiều đường mối đi lại ,và gần đó có những ụ đất ,phía trên đó có những phòng trờ vũ hóa về mùa xuân ,thì dự đoán là tổ mối ở gần đó ,nhưng đó chưa phải là tổ mối ,muốn đào tìm tổ mối người ta dùng một cái gân (xương) cùa lá dừa (dùng làm chổi) đã được róc phần phiến lá ,người ta cho phần ngọn của gân lá dừa đun (luồn) vào đường mối mà không làm mất đường đi của mối ,đào đến đâu lại đun gân lá dừa đến đó ,cuối cùng sẽ phát hiện ra được tổ chính , có khi gặp cả tổ phụ ,ở tổ chính có mối vua và mối chúa .
Sau khi tìm được tổ người ta dùng thuốc diệt mối phun trực tiếp vào tổ để diệt chúng .Phương pháp tìm tổ mối bằng kinh nghiệm này chỉ có thể đào tìm tổ mối ở những nhà tạm ,nền đất ,còn ở nhà cao tầng thì đào bới sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và vẻ đẹp của công trình .Một điều chú ý là đối với mối đất Macrotermes và Odontotermes mới có phòng chờ vũ hóa ,nên dễ phát hiện ,còn đối với mối nhà Coptotermes thì không có phòng chờ vũ hóa ,nên rất khó phát hiện ,lỗ vũ hóa chỉ là những đường rỗng thông từ tổ ra phía bên ngoài không khí .
Xử lý phòng chống mối cho cây trồng bằng cách thuốn lỗ hoặc khoan lỗ và bơm thuốc chống mối xuống.
Áp dụng cho các cây trồng mới, hoặc cây trồng lâu năm bị mối tấn công.
Xác định các vị trí cần khoan hoặc thuốn lỗ theo yêu cầu kỹ thuật phòng mối cây trồng.
Nếu vùng đất chuẩn bị trồng cây mới ta có thể đào hố với kích thước rộng 50cm, sâu 10cm. Sau đó khoan các lỗ từ 1 - 3 hàng. Mỗi lỗ có đường kính từ 18 - 22mm, sâu 30 - 50cm. Vừa khoan vừa bơm dung dịch thuốc phòng mối xuống cho ngấm đều. Sau khi bơm song đủ lượng thuốc thì có thể lấp đất lên mặt bằng như ban đầu.
Tham khảo một số bài viết hữu ích khác liên quan:
Top 3 cách diệt mối cho cây bạch đàn
Top 3 cách diệt mối cho cây sanh
Top 4 cách diệt mối ăn cây chay
Top 4 cách diệt mối ăn cây chè
Top 3 cách diệt mối phá hoại cây liễu
Cách diệt mối ăn khuôn cửa gỗ tại nhà
Cách diệt mối ăn sàn gỗ chuyên nghiệp
====================================================
Mọi thông tin về cách diệt mối cho cây cà phê xin liên hệ:
Công ty TNHH Kinh Doanh Dịch Vụ Diệt Mối Anh Tuấn
Hotline (Zalo): 0979 48 48 55
Email: tranvankhang201981@gmail.com
Website: www.dietmoianhtuan.com