Cách xử lý sàn gỗ bị mối gây hại được nhiều khách hàng quan tâm khi xây dựng nhà mới và công trình cải tạo bị mối gây hại. Hiện tượng sàn gỗ bị mối gây hại thường được phát hiện nhiều nhất khi gia đình cài tạo phá dỡ xây lại. Sàn gỗ công nghiệp hay sàn gỗ đặc thì đầu có thể bị mối tấn công nếu trong công trình có tổ mối. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp bị mối mọt đều không phải do sử dụng các loại sàn gỗ kém chất lượng mà chúng gây hại cả những loại gỗ có chất lượng cao. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có khí hậu nóng ẩm, nên chịu ảnh hưởng rất mạnh của các sinh vật hại, trong đó đặc biệt nguy hiểm là mối. Mối là sinh vật phong phú về loài, đa dạng về tác hại, sinh trưởng nhanh, khả năm thích ứng cao với điều kiện môi trường. Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại mối sinh sống và gây hại, trong đó đặc biệt nguy hiểm là các loại mối đất, mối gỗ ẩm và mối gỗ khô.
Khi phát hiện gỗ bị mối tấn công quý khách không nên tháo dỡ, thay thế sàn gỗ khác nếu chưa được xử lý mối tận gốc. Bởi mối ở sâu trong lòng đất, khi tổ mối vẫn còn, dù bạn có thay thế sàn gỗ mới thì sau một thời gian mối lại quay trở lại phá hại. Liên hệ tư vấn cách xử lý sàn gỗ bị mối gây hại qua Hotline: 0979484855 để được tư vấn và xử lý kịp thời. Công ty diệt mối Anh Tuấn là đơn vị có trên 20 năm kinh nghiệm xử lý diệt mối, cam kết sẽ tư vấn cho bạn cách xử lý an toàn, hiệu quả, tiết kiệm nhất.
Diệt mối theo phương pháp lây truyền, phương pháp này sử dụng để diệt mối gỗ ẩm (giống Coptotermes) là giống mối gây hại chủ yếu ở các loại công trình xây dựng đang sử dụng.
Có nhiều tên gọi khác nhau: Diệt mối theo phương pháp lây truyền (1971), diệt mối theo phương pháp hóa sinh hay diệt mối tận gốc (1994), phương pháp diệt và phòng mối không phải tìm tổ trong công trình nhà cửa đã xây dựng (1996), của Nguyễn Chí Thanh. Trừ mối gỗ ẩm bằng phương pháp diệt lây truyền - Quy phạm Nhà nước QPVN16 - 79 (1982). Phương pháp diệt mối bằng cách lây nhiễm chất độc hóa học của Lý Thủy Mỹ (1958), Nguyễn Đức Khảm (1976), Phương pháp diệt mối lan truyền (Nguyễn Ngọc Kiểng (1987). Tuy tên gọi khác nhau nhưng đều có nội dung là "diệt mối theo phương pháp lây truyền".
Cũng cần nói rõ rằng "diệt mối theo phương pháp lây truyền" không phải áp dụng để diệt tất cả các loài mối phân bố ở Việt Nam, mà đối với mỗi nhóm mối (giống mối) có đặc tính sinh vật học giống nhau thì áp dụng một phương pháp thích hợp để diệt chúng.
Ví dụ: Đối với giống mối nhà (Coptotermes) thì áp dụng "diệt mối theo phương pháp lây truyền" vì căn cứ vào những kết quả sau đây: Tần số xuất hiện của giống mối nhà trong các công trình xây dựng là 97% (Nguyễn Chí Thanh 1996), còn các giống khác chỉ chiếm 4 - 5%.
⇒ Những bước tiến hành "diệt mối theo phương pháp lây truyền"
- Điều tra khảo sát và phân loại mối
- Đặt hộp nhử mối
- Phun thuốc
- Nghiệm thu và kiểm tra đánh giá kết quả
- Phun thuốc phòng chống mối
Bước 1: Điều tra khảo sát mối
Điều tra khảo sát để phát hiện những nơi đang có mối hoạt động và phân loại mối thuộc nhóm mối nào để có phương pháp phòng trừ thích hợp, nếu không phân loại được thì gửi về cơ quan có chuyên môn sâu về lĩnh vực này giúp đỡ để phân loại mối chính xác, đưa ra phương án xử lý phù hợp và kết quả diệt mối đạt chất lượng cao nhất.
Bước 2: Đặt hộp nhử mối
Chuẩn bị hộp nhử mối đủ với số lượng cần sử dụng sau khi sảo sát các vị trí mối xông trong công trình, một thau nước sạch. Lấy hộp nhử mối nhúng vào chậu nước cho tới khi hộp ướt đều thì bỏ ra.
Mồi nhử gỗ là các loại gỗ như thông trắng (Liên Xô) là hiệu quả cao nhất. Loại gỗ này thường là các vỏ thùng hàng, kệ hàng, kích thước của gỗ làm mồi nhử thường dày 1cm còn chiều dài chiều rộng thì tùy vào nguyên liệu có sẵn sao cho phù hợp với kích thước hộp nhử bằng giấy các tông 2 lớp 15cmx15cmx30cm.
Đem đặt hộp nhử mối vào những nơi phát hiện có đường mui của mối, nơi có mối sống đang đi lại, đáy hộp tiếp xúc tốt với mặt đất.
Quá trình điều tra phát hiện thấy đường mối từ trong đi ra ở đó có mối sống đang hoạt động, thì dùng đinh đóng vào tường để buộc chặt hộp nhử mối vào tường.
Khi phát hiện thấy mối đang hoạt động và phá hại những cầu phong, li tô hay gỗ ốp trần trên mái thì đem hộp nhử đặt hoặc buộc chặt ngay vào nơi có mối đang đi lại. Tùy theo mật độ mối nhiều hay ít mà buộc hộp nhử nhiều hay ít, có thể đặt 1, 2 hoặc 3 hộp nhử mối ở nơi phát hiện ra mối đang hoạt động. Cũng tùy theo mối ở trong công trình xây dựng nhiều hay ít mà định ra số lượng hộp nhử, có thể biến động từ 10 - 15 hộp trên 100m².
Mỗi một nơi có mối sống đang hoạt động thì nên đặt 1 - 3 hộp nhử tuy có tốn hộp nhử nhưng bảo đảm sự thành công theo ý muốn.
Trong trường hợp điều tra phát hiện thấy có mối sống phá hoại trong tủ đựng tài liệu hoặc quần áo, thì tùy theo tình hình cụ thể mà quyết định phun thuốc diệt chúng nếu mật độ mối nhiều, còn nếu mối ít thì có thể đặt hộp nhử bổ sung vào nơi có mối rồi sau một thời gian phun thuốc để diệt chúng cùng với các hộp khác.
Khi dọi đèn pin vào phía ngoài hộp nhử mà thấy đất bịt kín các khe hở của hộp nhử, đó là mối đã ăn vào hộp nhử, thì sau đó 8 - 10 ngày thì có thể phun thuốc được, cá biệt có trường hợp sau khi đặt hộp một ngày là mối đã đem đất bịt kín các khe hở của hộp nhử.
Sau khi đặt hộp nhử vào nơi có mối đang hoạt động thì khoảng 15 - 20 ngày nếu là mùa hè, 20 - 25 ngày nếu là mùa đông thì có thể phun thuốc để diệt chúng, nếu để quá lâu 2 - 3 tháng mối ăn hết gỗ mồi sẽ đi chỗ khác, trong hộp nhử còn rất ít mối, mục đích nhử mối sẽ không đạt.
Bước 3: Phun thuốc diệt mối
Nếu như nhử mối với mục đích là nhử được nhiều mối có trong hộp nhử, càng nhiều càng tốt, cần có >(15-20%) cá thể mối trong tổ vào hộp nhử thì mục đích phun thuốc để diệt mối làm cho 15 - 20% số cá thể có trong một tổ mối phải dính thuốc ngay lần đầu tiên phun thuốc ấy và những cá thể dính thuốc đầu tiên với số lượng lớn như vậy sẽ mất khả năng nhận biết đồng loại, chúng sẽ ào ạt chạy về tổ, do va chạm và cấu xé nhau chúng sẽ lây nhiễm thuốc cho nhau và chết thối rữa, lên men làm mất cân bằng sinh thái trong một tổ mối (nhiệt độ, độ ẩm tăng) mà trước đó khi chưa phun thuốc vốn là cân bằng sinh thái.
Muốn cho nhiều cá thể mối trong trong một tổ mối bị nhiễm thuốc trong một thời gian ngắn, cần hoàn thành công việc phun thuốc diệt mối trong 1 buổi, không nên kéo dài thời gian phun thuốc trong 2 ngày trở lên ở một công trình xây dựng.
- Đối với hộp nhử mối đặt dưới đất, nền nhà thì việc đầu tiên là nhấc hộp nhử lên rồi phun vào đáy hộp và nền đất, nơi tiếp xúc giữa đất và đáy hộp để làm cho những con mối có ở đó bị dính thuốc trước khi chạy về tổ, sau khi đặt nhẹ hộp nhử vào chỗ cũ, mở hộp nhử ra dùng tuốc-nơ-vít tách từng thanh gỗ ra để phun thuốc vào mối, phun xong xếp mồi nhử cho gọn gàng vào trong hộp nhử, tránh không để mối chết do xây xát.
- Đối với hộp nhử treo trên tường và trên cầu phong, li tô, trần nhà sau đó đặt hộp nhử mối lên tờ báo và mở hộp mối ra để phun thuốc diệt mối như ở trên, gạt nhẹ những con mối còn dính ở tờ báo vào hộp nhử trước khi đặt, buộc hộp nhử mối vào chỗ cũ. Khi phun thuốc phải điều chỉnh vòi phun thuốc để cho thuốc diệt mối dính đều trên cơ thể mối và nhiều cá thể dính thuốc.
Khi phun thuốc lây nhiễm phải thao tác nhanh, đều, đủ lượng theo quy định của loại thuốc và kinh nghiệm xử lý. Phun thuốc vào các hộp nhử trong công trình phải liên tục cho đến khi phun xong hộp cuối cùng có mối.
Bước 4: Nghiệm thu và đánh giá kết quả
Sau khi phun thuốc diệt mối 6 - 7 ngày thì ta tiến hành thu hồi các hộp nhử và phân hủy chúng bằng cách đốt để đảm bảo vệ sinh môi trường va tránh sử dụng lại.
Kiểm tra lại toàn bộ các điểm đặt hộp nhử mối, nếu không còn mối đi lại ở các đường mui cũ, đường đi khô là ta đã tiến hành nhử mối tận gốc thành công.
Nếu sau thời gian trên mà còn thấy mối đi lại ở đường mui cũ thì việc diệt mối chưa có kết quả do những nguyên nhân sau đây.
+ Mồi nhử mối không thích hợp (không ngon) nên mối không đến ăn hoặc đến ăn quá ít, mục đích diệt mối ra để nhử không đạt.
+ Định loại mối không chính xác.
+ Khi phát hiện mối đất, lại nhầm tưởng là mối nhà "diệt mối theo phương pháp lây truyền" sẽ mang lại hiệu quả ít.
+ Phun thuốc không đều, mối nhiễm thuốc ít, không đủ số lượng mối nhiễm thuốc để làm mất cân bằng sinh thái trong tổ mối.
+ Đặt hộp nhử không đúng nơi mối đang đi lại.
Kết quả nghiên cứu cho thấy "diệt mối theo phương pháp lây nhiễm chất độc hóa học" đã được ứng dụng trong sản xuất nhiều năm nay để diệt mối nhà (Coptotermes) có trong hàng ngàn công trình xây dựng nhà tạm, nhà cấp bốn, nhà tầng, cơ quan, công ty, chung cư cao tầng và các viện bảo tàng...
Bước 5: Phun thuốc phòng chống mối
Sau khi diệt mối xong, tiến hành phun thuốc phòng, chống mối vào các khu vực vừa xử lý diệt mối, đồng thời phun thuốc vào các khuôn, khe cửa và một số vị trí ẩm thấp, kín gió, thiếu ánh sáng của khu vực xử lý nhằm diệt trừ trực tiếp các ấu trùng mối còn sót lại, đồng thời, ngăn chặn sự xâm nhập của mối từ nơi khác tới và từ dưới lòng đất chui lên.
Cách xử lý sàn gỗ bị mối gây hại có rất nhiều loại bả diệt mối, có tác dụng khác nhau đối với các loài mối khác nhau. Kiểm tra sản phẩm bả phải nghi rõ tên hoạt chất diệt mối và được cấp giấy phép sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước.
Tùy theo từng loại bả, đặc điểm đối tượng xử lý và môi trường mối hoạt động ,phương thức xử dụng bả khác nhau, nhưng nhìn chung cũng có các bước căn bản sau đây:
Bước 1: Đặt bả
Ta tiến hành khảo sát vị trí mối, thành phần loài mối, đặc điểm tác hại, số lượng các điểm cần đặt bả, cách thức đặt bả và lượng bả cần thiết cho mỗi điểm đặt. Các điểm đặt bả phải được đảm bảo ổn định không bị di chuyển hoặc bị nhiễu động trong xuốt quá trình diệt mối.
Bước 2: Theo dõi tình hình bả sau khi đặt
Theo chu kỳ nhất định khoảng 10 ngày đến 15 ngày hoặc lâu hơn, kiểm tra lại các vị trí đặt bả để biết mối đã vào ăn bả chưa, tốc độ tiêu thụ bả, thời gian đàn mối bị tiêu diệt.
Bước 3: Kết thúc
Khi kiểm tra thấy các vị trí đặt bả đều hết mối thì công tác diệt đàn mối đó kết thúc, có thể thu dọn các hộp bả và tiến hành vệ sinh.
- Cam kết diệt mối tận gốc, nếu không hết mối sin hoàn lại tiền
- Tuyệt đối an toàn vệ sinh môi trường
- Bảo hành uy tín từ 1 đến 5 năm
- Thuốc diệt mối có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp Phát tiển Nông Thôn
- Giá cạnh tranh nhất.
Một số bài viết liên quan được nhiều khách hàng quan tâm:
Tìm hiểu tổng quan về loài mối
Mối có lây từ nhà này sang nhà khác không?
Diệt mối trong bao nhiêu ngày?
Cần phải làm gì khi phát hiện mối?
Cách xử lý khi nhà có mối cánh bay
========================================
Mọi thông tin về cách xử lý sàn gỗ bị mối gây hại xin liên hệ:
Công ty TNHH Kinh Doanh Dịch Vụ Diệt Mối Anh Tuấn
Địa chỉ: Số 9 ngõ 181 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Hotline (Zalo): 0979 48 48 55
Email: tranvankhang201981@gmail.com
Website: www.dietmoianhtuan.com