Tổ mối trong vườn tốt hay xấu là một câu hỏi tâm linh, còn thực tế thì trong vườn mà có tổ mối xuất hiện thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cây trồng nhất là các loại cây lâu năm như: cây chè, cây chay, cây cao su, cây đào, cây điều, cột tiêu, cây sanh cảnh,...Nếu cây trong vườn bị mối xông thì sau một thời gian mối đục và tìm kiếm thức ăn, cây sẽ bị chết héo dần gây thiệt hại nặng . Có những cây có giá trị cao lên tới hàng vài trăm triệu. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có khí hậu nóng ẩm nên chịu ảnh hưởng của rất mạnh của các sinh vật hại, trong đó đặc biệt nguy hiểm là mối. Mối là sinh vật phong phú về loài, đa dạng về tác hại, sinh trưởng nhanh, khả năng thích ứng cao với điều kiện môi trường. Mối sinh sống và làm tổ trong lòng đất, rồi di chuyển xuống theo mạch nước ngầm để lấy nước vào mùa khô và dâng lên trên úng vào mùa lũ. Đồng thời mối đào hang thành những hầm trong lòng đất, đường giao thông, đê điều, cầu cống, kho tàng, bến bãi...gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, cơ sở vật chất và đặc biệt nguy cơ tiềm ẩn đến tính mạng con người. Đối với các công trình kiến trúc, mối không chỉ phá hoại tài sản, nội thất trang thiết bị bên trong...mà mối còn gây tổn thương lớn về hồ sơ, tài liệu lưu trữ, hệ thống điện nước...Liên hệ hướng dẫn cách diệt tổ mối trong vườn hiệu quả qua Hotline: 0979 48 48 55 để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Công ty diệt mối Anh Tuấn chuyên cung cấp dịch vụ diệt mối, phòng mối, diệt muỗi, diệt chuột, diệt gián, diệt kiến, diệt rệp, diệt bọ chét, phun khử trùng uy tín, chuyên nghiệp, giá cả cạnh tranh, có hệ thống trong toàn Quốc.
1. Về mặt có lợi:
- Làm giàu chất dinh dưỡng cho đất: Mối đảm bảo cho các thảm mục trong rừng nhiệt đới phân hủy nhanh chóng và thúc đẩy quá trình tuần hoàn vật chất trong trồng rừng. Mối là loài động vật sống ngoài tầm mắt của chúng ta, rất hiếm khi chúng ta phát hiện và thấy chúng ra khỏi tổ. Tổ mối nằm bên trong lòng đất, nổi trên mặt đất và có khi ở trong cây gỗ, tổ mối có thể giúp làm thông thoáng đất khi mối đào hang để xây dựng tổ. Mối sinh sống và làm tổ trong lòng đất, rồi di chuyển xuống theo mạch nước ngầm để lấy nước vào mùa khô và dâng lên trên úng vào mùa lũ. Đồng thời mối đào hang thành những hầm trong lòng đất, đường giao thông, đê điều, cầu cống, kho tàng, bến bãi...Chính vì đó đất của tổ mối rất tốt có thể dùng để xây dựng nhà chắc chắn.
- Mối là tác nhân phân hủy lá và cây mục, mục rỗng gỗ, đùn những đống đất tơi xốp, tạo nên một thứ đất giàu chất hữu cơ, rất tốt và thích hợp cho cây trồng.
- Mối đóng vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái như ở những vùng đồng cỏ mối làm cho đất trở lên màu mỡ hơn, vi khuẩn và nấm có nơi trú ngụ.
2. Mặt có hại:
Phần lớn các giống mối xâm nhập vào các công trình xây dựng, thủy lợi, đường sắt, đường biển,...đều biểu hiện mặt có hại của chúng. Hàng năm thiệt hại do mối gây ra trên thế giới cũng như ở nước ta là rất lớn. Ở Trung Quốc nhất là vùng Hoa Nam có đến 80% số nhà cửa, kho tàng, nhà lâu năm bị mối phá hoại (Thái Bang Hoa 1964). Ở nước ta mối không những xâm nhập vào nhà tranh vách nứa, mà còn xâm nhập vào những ngôi nhà xây dựng kiên cố bê tông cốt thép như Khách sạn Hà Nội 11 tầng, Bệnh viện Nhi Thụy Điển 7 tầng, các biệt thự, các thư viện,...
Để khắc phục hậu quả do mối gây ra, mỗi công trình phải cần kinh phí 30 - 40 triệu hoặc hàng trăm triệu để sửa chữa. Đặc biệt là các vật tư nguyên liệu quý hiếm, các thư tịch cổ, các hiện vật bảo tàng có giá trị đặc biệt khi mối phá hại thì không thể tính bằng tiền bạc được. Ngoài các công trình mà mối phá hoại ra, mối còn phá hoại các cây trồng công nghiệp như: chè, cà phê, cao su, mía, bông làm cho cây chết hoặc sinh trưởng kém ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Tổ mối trong vườn tốt hay xấu có thể mang lại cả lợi ích hay những hậu quả không mong muốn. Mối góp phần vào tái chế chất dinh dưỡng cho đất nhưng chúng cũng mang lại rủi ro như gây hại cho cấu trúc, cây cối và vấn đề về mỹ quan công trình.
Đối với các công trình xây dựng thì các loài mối đất thuộc các giống Odontotermes và Macrotermes (Termitidea) có tần số xuất hiện ít (4 - 5%), còn với giống mối nhà Coptotermes (Rhinotermitidae) là nhiều (95 - 97%). Vì vậy trước khi tiến hành diệt mối trong một công trình xây dựng cần phải điều tra khảo sát để phân loại mối giúp chúng ta diệt mối được hiệu quả hơn. Khi phát hiện và phân loại thấy mối nhà Coptotermes thì lên áp dụng phương pháp diệt lây truyền, còn khi phát hiện thấy mối đất thuộc giống Odontotermes và Macrotermes thì lên diệt theo phương pháp làm bão hòa nước và thuốc sát trùng trong tổ mối để diệt chúng.
- Bước 1
Điều tra khảo sát phát hiện các ụ mối mà ở đó thường có phòng chờ vũ hóa, đường đi của mối, lỗ thông khí lộ ra ngoài để có thể thấy được.
- Bước 2
Chuẩn bị nguyên liệu: Nước và nguồn nước đổ vào tổ mối, dụng cụ chuyển và đựng nước như xô thùng, phễu, ống cao su. Thuốc diệt mối là dạng thuốc dầu như BQG1 hay loại tương tự, thuốc diệt mối phải nhẹ hơn nước (khối lượng riêng < 1), không hòa tan trong nước, sát trùng cao.
- Bước 3
- Tìm đường dẫn nước vào tổ mối đất: Dùng mai, xẻng lật tung những ụ đất mối đùn lên, sẽ lộ ra đường đi của mối, từ đường đi này dẫn đến tổ chính, tổ phụ của mối, thông qua đường giao thông trong tổ mối.
- Đổ nước ngập toàn bộ tổ mối: Thông qua những đường mối bị lộ ra ngoài qua việc dùng xẻng, mai lật lật lên để đổ nước vào tổ mối cho đến khi bão hòa nước, cá biệt độ rộng của mối to quá có thể dùng máy bơm để cung cấp nước.
- Rót hoặc đổ thuốc diệt mối vào tổ mối : Sau khi đổ nước đầy bão hòa tổ mối thì rót thuốc diệt mối sau cùng. Do khối lượng riêng của thuốc diệt mối nhỏ hơn nước (<1) và lại không tan trong nước, nên luôn luôn nổi lên trên và tràn ngập toàn bộ tổ mối từ trên xuống dưới để diệt toàn bộ tổ mối đất.
- Bước 4
- Bịt kín các đường dẫn từ ngoài vào tổ bằng đất sét hoặc vật liệu tương tự.
- Bịt kín khoang trống trong tổ mối khi cần thiết.
- Kiểm tra sự xuất hiện của các ụ đất mới xuất hiện, nếu còn mối thì lại xử lý bổ sung như đã nói ở trên.
Một điều chú ý là phần lớn các loài trong giống mối đất (Termitidae) là dùng mồi nhử thông thường như gỗ thông (Liên xô cũ) rất khó dụ được tổ mối đất ra hộp nhử với số lượng lớn để phun thuốc diệt chúng, nên mới dùng phương pháp này. Khi nào tìm được mồi nhử mới mà mối đất thích ăn thì diệt mối theo phương pháp lây truyền cũng không loại bỏ.
Hướng dẫn cách diệt tổ mối trong vườn hiệu quả theo phương pháp lây truyền, phương pháp này sử dụng để diệt mối gỗ ẩm (giống Coptotermes) là giống mối gây hại chủ yếu ở các loại cây trồng và các công trình xây dựng đang sử dụng.
Bước 1: Hộp nhử và mồi nhử
Hộp nhử được làm bằng bìa các tông hoặc gỗ.
Mồi nhử được làm bằng gỗ thông trắng, trám tráng, bồ đề,...Không dùng gỗ lõi và nhiều mắt.
Bước 2: Cách xếp mồi nhử vào hộp nhử
Mồi nhử được xếp vào hộp nhử theo chiều nghiêng tựa vào nhau để có khe hở, khi phun thuốc vào khe giữa hai miếng gỗ mồi nhử được thuận lợi.
Trước khi đặt mồi nhử vào nơi có mối hoạt động, cần nhứng mồi nhử vào nước nhằm thu hút được nhanh và nhiều cá thể mối vào hộp nhử.
Bước 3: Cách đặt hộp nhử và số lượng đặt
Sau khi cậy một đoạn đường mui có mối, đặt hộp nhử vào đó. Thông thường đặt hộp nhử ở nền nhà ven chân tường là ổn định. Trường hợp các đường mui xuất hiện trên tường hay khuôn cửa, trần nhà, cột, xà gỗ, cây trồng...phải đóng đinh, buộc dây thép hoặc dùng băng dính để cố định chắc chắn cho hộp nhử.
Số lượng hộp nhử được đặt phụ thuộc chỗ mối xuất hiện và lượng mối ra nhiều hay ít mà quyết định. Nơi nghi ngờ khả năng mối xuất hiện cũng có thể đặt hộp nhử.
Bước 4: Theo dõi mồi vào hộp nhử
Sau một thời gian mối sẽ vào hộp nhử ăn mối, nếu sau thời gian dài mối không vào thì cần phun thêm nước vào hộp nhử, tạo độ ẩm kích thích cho mối vào.
Bước 5: Phun thuốc diệt mối lây nhiễm
Khi mối đắp đường mui kín quanh hộp cần phải theo dõi một thời gian, khi mối vào nhiều, tiến hành phun thuốc lây nhiễm vào hộp.
Chú thích
- Khi phun thuốc lây nhiễm phải thao tác nhanh, đều, đủ lượng thuốc theo quy định của loại thuốc và kinh nghiệm xử lý.
- Phun thuốc vào các hộp nhử trong cùng một công trình phải liên tục cho đến khi phun xong hộp cuối cùng có mối.
Bước 6: Thu hồi hộp nhử
4 - 5 ngày sau khi phun thuốc, thu hồi các hộp nhử và hủy hộp nhử bằng cách đốt để đảm bảo vệ sinh môi trường và tránh sử dụng.
Xử lý phòng chống mối cho cây trồng bằng cách thuốn lỗ hoặc khoan lỗ và bơm thuốc chống mối xuống.
Áp dụng cho các cây trồng mới, hoặc cây trồng lâu năm bị mối tấn công.
Xác định các vị trí cần khoan hoặc thuốn lỗ theo yêu cầu kỹ thuật phòng mối cây trồng.
Nếu vùng đất chuẩn bị trồng cây mới ta có thể đào hố với kích thước rộng 50cm, sâu 10cm. Sau đó khoan các lỗ từ 1 - 3 hàng. Mỗi lỗ có đường kính từ 18 - 22mm, sâu 30 - 50cm. Vừa khoan vừa bơm dung dịch thuốc phòng mối xuống cho ngấm đều. Sau khi bơm song đủ lượng thuốc thì có thể lấp đất lên mặt bằng như ban đầu.
- Lenfos 50EC (được phép sử dụng)
- Map Boxer 30EC (được phép sử dụng)
- PMC 90DP dạng bột (được phép sử dụng)
- Termize 200EC (được phép sử dụng)
- Mythic 240EC (được phép sử dụng)
Một số bài viết được khách hàng quan tâm:
Con mối cánh bay vào nhà là điềm tốt hay xấu?
Cần phải làm gì khi phát hiện mối?
Mối có lây từ nhà này sang nhà khác không?
Phương pháp diệt mối cho cây hoa đào
Top 3 cách diệt mối cho cây sanh
=============================================
Mọi thông tin về tổ mối trong vườn tốt hay xấu xin liên hệ:
Công Ty TNHH Kinh Doanh Dịch Vụ Diệt Mối Anh Tuấn
Địa chỉ: Số 9 ngõ 181 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại (Zalo): 0979 48 48 55
Email: tranvankhang201981@gmail.com
Website: www.dietmoianhtuan.com