Tác hại của loài mối ở Việt Nam diễn biến ngày càng phức tạp và gây thiệt hại hàng vài chục tỉ đồng mỗi năm. Mối là loài côn trùng xã hội, chúng sống thành từng tập đoàn với số lượng hàng triệu cá thể. Mối có khả năng đục xuyên vữa tường (nhờ chất axít có trong miệng với gốc bazơ có trong vữa tường) cùng với khả năng hoạt động ngày đêm không ngừng nghỉ và khả năng sinh sản vô hạn, nên chúng có thể phá hoại gây ra những thiệt hại lớn hàng năm như: chập cháy điện, sụt nền móng, nứt nở tường, phá hủy mục rỗng nhiều đồ vật trang trí bằng gỗ có giá trị và tài liệu quan trọng, chết héo cây sống...
Trong những năm 2004 trở lại đây, dịch vụ diệt mối được người dân chú trọng tới rất nhiều do khi họ đào móng nhà, sửa nhà, dọn dẹp nhà cửa, kê đặt lại hàng hóa hoặc khi mùa mối cánh bay giao hoan bắt đầu. Chỉ có những hành động trên thì người dân mới có thể phát hiện được nhà, công ty, cơ quan, kho hàng hóa,...có mối gây hại. Mối là loại côn trùng gây hại thầm lặng và rất nguy hiểm, gây thiệt hại nặng đến nền kinh tế. Mối sống bên trong lòng đất, chúng di chuyển lên công trình theo phương thẳng đứng và có thể lan dần ra như mạng nhện. Vậy khi bạn phát hiện thấy có mối khi xây nhà thì điều quan trọng nhất lúc này là phải xử lý được tổ mối ra khỏi công trình hoặc phải diệt mối tận gốc và phòng chống mối sau đó mới tiếp tục xây dựng để tránh những hậu quả của mối gây ra sau này rất đáng tiếc.
Quý khách liên hệ diệt mối, phòng chống mối, diệt côn trùng và phun khử trùng qua Hotline (Zalo): 0979 48 48 55 để được tư vấn và hỗ trợ xử lý nhanh chóng.
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có khí hậu nóng ẩm nên nước ta chịu ảnh hưởng rất mạnh của các sinh vật hại, trong đó đặc biệt nguy hiểm là mối. Mối là sinh vật phong phú về loài, đa dạng về tác hại, sinh trưởng nhanh, khả năng thích ứng cao với điều kiện môi trường. Theo điều tra chưa đầy đủ, ở nước ta có khoảng 83 loài mối sinh sống và gây hại, trong đó đặc biệt là các loài mối đất, mối nhà thuộc họ Rhinoterminidae và mối gỗ thuộc họ Kaloterminitae.
Mối sinh sống và làm tổ trong lòng đất, rồi di chuyển xuống theo mạch nước ngầm để lấy nước vào mùa khô và dâng lên trên úng vào mùa lũ. Đồng thời mối đào hang thành những hầm trong lòng đất, đường giao thông, đê điều, cầu cống, kho tàng, bến bãi...gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, cơ sở vật chất và đặc biệt nguy cơ tiềm ẩn đến tính mạng con người. Đối với các công trình kiến trúc, mối không chỉ phá hoại tài sản, nội thất trang thiết bị bên trong...mà mối còn gây tổn thương lớn về hồ sơ, tài liệu lưu trữ, hệ thống điện nước...Hằng năm, Nhà nước và nhân dân đã chi hàng ngàn tỉ đồng cho công tác phòng chống mối và khắc phục ,sửa chữa đê điều và các công trình do mối gây hại.
Mối thường di chuyển và tìm kiếm thức ăn thành các mạng lưới rộng lớn dưới lòng đất và chúng di chuyển theo chiều thẳng từ dưới lên dọc theo một tòa nhà bằng đường mạch vữa. Mối có thể xây dựng các ống bùn dọc theo tòa nhà hệ thống ống nước hoặc ống dẫn đường dây điện ngầm để đi từ tầng trệt lên các tầng cao hơn.
Do đó, công tác phòng chống mối cho các công trình ngay từ khi bắt đầu xây dựng là một nhu cầu cần thiết. Đây là biện pháp bảo quản công trình hữu hiệu, lâu dài và tiết kiệm. Vì phòng chống mối ngay từ khi bắt đầu xây dựng công trình so với biện pháp phòng chống mối cho công trình sau xây dựng sẽ ít tốn kém hơn, dễ thi công mà hiệu quả cao hơn hẳn. Với ý nghĩa thực tế đó ,công tác phòng chống mối đã được nhà nước quan tâm. Ngay năm 1981, nhà nước ta đã có "Quy phạm tạm thời phòng chống mối cho các công trình xây dựng QPVN 16-79" Đến năm 1988, tại Quyết định số 06/1998/Quyết định -BXD của Bộ Xây Dựng ban hành tiêu chuẩn: TCXD :204-1998: "Bảo vệ công trình xây dựng, phòng chống cho các công trình xây dựng".
Nếu muốn công trình không bị mối mọt tấn công gây hại bạn cần thường xuyên kiểm tra định kỳ không gian của tòa nhà, để phát hiện sớm nhất các dấu hiệu có mối mọt gây hại và kịp thời xử lý và phòng trừ. Bảo vệ tài sản sớm nhất.
Mối không gây hại cho con người. Tuy nhiên mối có thể gây ra thiệt hại hàng vài chục tỷ đồng mỗi năm. Chúng có thể phá hoại cấu trúc ngôi nhà của bạn, nhưng chúng có thể phá hủy nhiều thứ hơn như sách, giấy tờ, vật liệu cách nhiệt và nhiều vật dụng giống như gỗ khác trong ngôi nhà.
Mối còn xông cây trồng gây đổ cây cối. Mối rất khó phát hiện nếu bạn không có chuyên môn. Tuy nhiên, với kinh nghiệm diệt mối trên 20 năm, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn một số mẹo giúp bạn phát hiện những dấu hiệu nhà có mối tấn công.
1. Đống phân mối
Dựa vào phân mối thải ra của giống mối gỗ khô chúng ta có thể phát hiện ra mối gỗ khô, phân của giống này chất lại thành đống như đống cát, từ đỉnh đống cát này chiếu thẳng đứng lên phía trên có cấu kiện gỗ ta sẽ phát hiện ra tổ mối gỗ khô, phân mối là những viên hình tròn, rời nhau như hạt kê, rất rễ phát hiện.
2. Cánh mối rụng bỏ lại
Sau khi mối cánh bay giao hoan, đôi cánh của mối sẽ bị rụng xuống xung quanh nhà, kích thước và hình dáng của mối cánh không giống với loài kiến cánh. Nếu bạn chú ý quan sát vào mùa xuân mối cánh bay giao hoan nhiều, khi cạy các thanh nẹp cửa thì mối cánh và mối lính, mối thợ sẽ ục ra ngoài.
3. Đàn mối
Trong các khu rừng việc phát hiện đàn mối không mấy xa la với các nhà thám hiểm, những cây sau khi chặt hạ bị mối gây hại rất nhiều, nguồn thức ăn lý tưởng của mối.
4. Xác mối
Khi mối cánh bay giao hoan, mối cánh sẽ rụng xuống đất và chết, một số ít sống sót sẽ đi tìm tổ mối và phân đàn. Nếu mối bay giao hoan thì số lượng cá thể mối lên tới hàng triệu con, chất thành đống, xác mối có ở khắp mọi nơi.
5. Mối đắp ống bùn
Một sống trong môi trường ẩm ướt. Mối tạo ra các ống bùn dài để di chuyển xung quanh các vị trí như khuôn cửa. Nếu bạn phát hiện ra những đường ống bùn thì chắc chắn trong căn nhà đang có mối.
Những đường mui mối đắp ra từ đất ẩm, để tìm các dấu hiệu của những ống bùn này bạn cần thường xuyên kiểm tra kỹ lưỡng.
Nếu tổ mối trong vườn mối sẽ đắp thành đống đất to như cái thúng hoặc có thể to hơn, rất dễ nhận biết.
6. Bề mặt gỗ bị phồng lên
Sau khi mối gây hại đến mục rỗng, chúng sẽ bớt lại phần vỏ gỗ bên ngoài và vỏ gỗ sẽ phòng rộp lên và sần sùi rất dễ phát hiện.
7. Gỗ khi gõ có tiếng kêu bục bục
Khảo sát gỗ bị mối gây hại bằng cách sử dụng tuốc-nơ-vít gõ vào gỗ phát hiện ra tiếng kêu bục bục sẽ dự đoán có mối bên trong.
=> => => Xem thêm: Cách xử lý mối khi xây nhà
- Bước 1: Điều tra khảo sát để phát hiện những nơi đang có mối hoạt động và phân loại mối thuộc nhóm mối nào để có phương pháp phòng trừ thích hợp, nếu không phân loại được thì gửi về cơ quan có chuyên môn sâu về lĩnh vực này giúp đỡ để phân loại mối chính xác, đưa ra phương án xử lý phù hợp và kết quả diệt mối đạt chất lượng cao nhất.
- Bước 2: Đặt hộp nhử mối vào các vị trí đang có mối hoạt động và những nơi có dấu hiệu của mối.
- Bước 3: Diệt mối tận gốc: Khi mối đó tập trung vào hộp nhử nhiều, dỡ hộp nhử mối ra, tiến hành phun thuốc diệt mối PMC-90DP vào đó và đặt các hộp nhử mối trở lại vị trí ban đầu.
- Bước 4: Sau khi phun thuốc PMC hoặc đặt bả diệt mối được khoảng 05 - 07 ngày, tiến hành kiểm tra lại kết quả diệt mối, thu dọn hộp nhử mối và đem tiêu huỷ. Nếu kiểm tra các khu vực đó được xử lý mà không còn thấy mối thì coi như tổ mối đã được tiêu diệt hoàn toàn. Ngược lại, nếu còn mối thì phun thuốc hoặc đặt bả diệt mối vào tiếp, sau đó 05 - 10 ngày kiểm tra lại kết quả diệt mối để đảm bảo tổ mối được tiêu diệt hoàn toàn.
- Bước 5: Sau khi diệt mối xong, tiến hành phun thuốc phòng, chống mối vào các khu vực vừa xử lý diệt mối, đồng thời phun thuốc vào cửa gỗ, chân tường, một số vị trí ẩm thấp, kín gió, thiếu ánh sáng của khu vực xử lý nhằm diệt trừ trực tiếp các ấu trùng mối còn sót lại, đồng thời, ngăn chặn sự xâm nhập của mối từ nơi khác tới và từ dưới lòng đất chui lên.
Một số thông tin hữu ích liên quan về mối:
Diệt mối trong bao nhiêu ngày?
Diệt mối có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Cần phải làm gì khi phát hiện mối?
Mối có lây từ nhà này sang nhà khác không?
Mối cắn vào tay có nguy hiểm không?
Lợi ích phòng chống mối cho công trình xây dựng
Sự khác nhau giữa mối cánh và kiến cánh
==============================================
Mọi thông tin về tác hại của loài mối tại Việt Nam xin liên hệ:
Công Ty TNHH Kinh Doanh Dịch Vụ Diệt Mối Anh Tuấn
Địa chỉ: Số 9 ngõ 181 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại (Zalo): 0979 48 48 55
Email: tranvankhang201981@gmail.com
Website: www.dietmoianhtuan.com