Cách xử lý mối khi xây nhà mới hoặc cải tạo lại nhà cửa mà phát hiện có mối, hoặc tổ mối sẽ được công ty diệt mối Anh Tuấn hướng dẫn chi tiết và cụ thể trong bài viết này. Trong những năm 2004 trở lại đây, dịch vụ diệt mối được người dân chú trọng tới rất nhiều do khi họ đào móng nhà, sửa nhà, dọn dẹp nhà cửa, kê đặt lại hàng hóa hoặc khi mùa mối cánh bay giao hoan bắt đầu. Chỉ có những hành động trên thì người dân mới có thể phát hiện được nhà, công ty, cơ quan, kho hàng hóa,...có mối gây hại. Mối là loại côn trùng gây hại thầm lặng và rất nguy hiểm, gây thiệt hại nặng đến nền kinh tế. Mối sống bên trong lòng đất, chúng di chuyển lên công trình theo phương thẳng đứng và có thể lan dần ra như mạng nhện. Vậy khi bạn phát hiện thấy có mối khi xây nhà thì điều quan trọng nhất lúc này là phải xử lý được tổ mối ra khỏi công trình hoặc phải diệt mối tận gốc và phòng chống mối sau đó mới tiếp tục xây dựng để tránh những hậu quả của mối gây ra sau này rất đáng tiếc.
Quý khách liên hệ diệt mối, phòng chống mối, diệt côn trùng và phun khử trùng qua Hotline (Zalo): 0979 48 48 55 để được tư vấn và hỗ trợ xử lý nhanh chóng.
1. Quy trình kỹ thuật phòng chống mối cho công trình xây dựng
+ Khi san lấp nền đất, nếu phát hiện thấy tổ mối thì phải đào tới tổ. Sau đó dùng 20 - 30 lít thuốc Cislin 2.5EC đã pha chế (dung dịch 2.5%) tưới vào vị trí tổ mối nhằm diệt trừ toàn bộ hệ thống tổ mối có trong nền công trình.
+ Đối với các tàn dư thực vật như: gỗ vụn, cốp pha, xà gỗ,...thì trước khi tiến hành xử lý phải được thu gom sạch sẽ và đem tiêu hủy. Trong trường hợp các vánkhuaan bằng gỗ bị kẹt lại mà không lấy ra được thì phải tiến hành phun thuốc có hiệu lực phòng chống mối cho công trình xây dựng vào đó. Nhằm vô hiệu hóa nguồn thức ăn và nơi trú ngụ của mối.
2. Biện pháp xử lý phòng chống mối công trình xây dựng
Khi thi công phòng mối cho công trình thì trước tiên các nhà thầu phải cần có văn bản phối hợp chặt chẽ với nhau về tiến độ để phát huy hiệu quả cao về công việc phòng mối, không để các công việc chồng chéo lên nhau.
Trước khi san lấp nền nếu mà phát hện thấy tổ mối ta phải tiến hành đào cho tới tổ mối, sau đó phun thuốc diệt mối vào vị trí tổ mối và phun thuốc vào phần mối đắp đất. Công việc này phải tiến hành làm trước khi cho san mặt nền và làm móng cho công trình.
Vệ sinh công trình loại bỏ các vật liệu chứa senlyulo.
Bước 1: Thiết lập hàng rào chống mối bao sát chân tường mặt ngoài của công trình (hào chính)
Biện pháp xử lý: Dùng thuốc dạng lỏng
Hào chính là các hào có xử lý thuốc phòng chống mối chạy liên tục, đồng đều khép kín quanh chân tường phía ngoài công trình. Kích thước hào rộng 0,5m, sâu 0,8m. Đất lấp hào được chia làm 4 lớp, mỗi lớp dày 20cm, xử lý bằng dung dịch chlorpyrifos theo từng lớp, định mức 16 lít/m³.
Bước 2: Thiết lập hàng rào chống mối bao sát mặt trong chân tường của công trình (hào phụ)
Hào phụ là các hào có xử lý thuốc phòng chống mối chạy liên tục đồng đều phía trong chân móng. Kích thước hào đào rộng 0,3m và sâu 0,4m. Đất lấp hào được chia làm 3 lớp, mỗi lớp dày 13cm, xử lý bằng dung dịch chlorpyrifor theo từng lớp theo định mức 16 lít /m³.
Bước 3: Xử lý mặt nền
Trước khi lát nền: vệ sinh nền, nhặt hết các mẩu gỗ, cốt pha, những vật liệu có nguồn gốc xel-lu-lo, rồi dùng dung dịch phun đều lên mặt nền với định mức 3 lít/m³.
Bước 4: Xử lý mặt tường móng
Phun dung dịch lên bề mặt tường cổ móng từ mặt đất lên cốt theo định mức 2 lít/m³.
Phun dung dịch nên bề mặt tường từ nền cốt đến cốt theo định mức 2 lít/m³.
Những trình tự trên đây áp dụng theo tiêu chuẩn TCXD/204/1998 của Bộ Xây Dựng: "Bảo vệ công trình xây dựng -phòng chống mối cho công trình xây dựng mới".
Biện pháp xử lý:
Bước 1: Hộp nhử và mồi nhử
Hộp nhử được làm bằng bìa các tông hoặc gỗ.
Mồi nhử được làm bằng gỗ thông trắng, trám tráng, bồ đề,...Không dùng gỗ lõi và nhiều mắt.
Bước 2: Cách xếp mồi nhử vào hộp nhử
Mồi nhử được xếp vào hộp nhử theo chiều nghiêng tựa vào nhau để có khe hở, khi phun thuốc vào khe giữa hai miếng gỗ mồi nhử được thuận lợi.
Trước khi đặt mồi nhử vào nơi có mối hoạt động, cần nhúng mồi nhử vào nước nhằm thu hút được nhanh và nhiều cá thể mối vào hộp nhử.
Bước 3: Cách đặt hộp nhử và số lượng đặt
Sau khi cậy một đoạn đường mui có mối, đặt hộp nhử vào đó. Thông thường đặt hộp nhử ở nền nhà ven chân tường là ổn định. Trường hợp các đường mui xuất hiện trên tường hay khuôn cửa, trần nhà, cột, xà gỗ,...phải đóng đinh, buộc dây thép hoặc dùng băng dính để cố định chắc chắn cho hộp nhử.
Số lượng hộp nhử được đặt phụ thuộc chỗ mối xuất hiện và lượng mối ra nhiều hay ít mà quyết định. Nơi nghi ngờ khả năng mối xuất hiện cũng có thể đặt hộp nhử.
Bước 4: Theo dõi mồi vào hộp nhử
Sau một thời gian mối sẽ vào hộp nhử ăn mối, nếu sau thời gian dài mối không vào thì cần phun thêm nước vào hộp nhử, tạo độ ẩm kích thích cho mối vào.
Bước 5: Phun thuốc diệt mối lây nhiễm
Khi mối đắp đường mui kín quanh hộp cần phải theo dõi một thời gian, khi mối vào nhiều, tiến hành phun thuốc lây nhiễm vào hộp.
Chú thích:
- Khi phun thuốc lây nhiễm phải thao tác nhanh, đều, đủ lượng thuốc theo quy định của loại thuốc và kinh nghiệm xử lý.
- Phun thuốc vào các hộp nhử trong cùng một công trình phải liên tục cho đến khi phun xong hộp cuối cùng có mối.
Bước 6: Thu hồi hộp nhử
4 - 5 ngày sau khi phun thuốc, thu hồi các hộp nhử và hủy hộp nhử bằng cách đốt để đảm bảo vệ sinh môi trường và tránh sử dụng lại.
Bước 7: Phun thuốc phòng chống mối
Sau khi diệt mối xong, tiến hành phun thuốc phòng, chống mối vào các khu vực vừa xử lý diệt mối, đồng thời phun thuốc vào các khuôn, khe cửa và một số vị trí ẩm thấp, kín gió, thiếu ánh sáng của khu vực xử lý nhằm diệt trừ trực tiếp các ấu trùng mối còn sót lại, đồng thời, ngăn chặn sự xâm nhập của mối từ nơi khác tới và từ dưới lòng đất chui lên.
Dùng để xử lý các giống mối đất, so với giống mối gỗ ẩm thì khả năng đâm xuyên qua các vật liệu xây dựng (gạch, vữa xi măng,...) của nhóm mối đất kém hơn nhiều. Trừ trường hợp nền nhà, tường nhà bị nứt nẻ, xuống cấp hoặc cấu kiện gỗ đã bị các nhóm mối khác gây hại, thì mối đất mới có điều kiện men theo những chỗ hư hỏng đó phá hoại tiếp công trình.
1. Đối với các công trình có móng vững chắc, nền được lát gạch hoặc láng xi măng mác cao.
Khi có mối đất trong công trình phải diệt các cá thể và đàn mối, bằng cách phu thuốc phòng chống mối dạng lỏng trực tiếp vào các chỗ đang bị mối phá hoại; kết hợp dùng khoan bê tông tạo lỗ rồi bơm thuốc vào.
2. Với các công trình có nền đất và khuân viên có cây cỏ
Khi mối xuất hiện, phải tùy theo loài mối, cấu tao tổ và điều kiện cụ thể có thể đào hoặc khoan lỗ để bơm thuốc vào tổ.
3. Sau khi diệt song đàn mối, việc lấp, bịt lỗ rỗng tổ mối ở nền công trình xây dựng đang sử dụng nói chung không cần thiết, trừ trường hợp nền nhà bị sụt nún lớn, nền kho chứa hàng chịu trọng tải cao,...thì phải lấp, bịt theo trạng thái ban đầu.
Tham khảo một số bài viết hữu ích liên quan:
Những bí mật về loài mối tại Việt Nam
Hướng dẫn cách diệt tổ mối trong vườn hiệu quả
Cẩn thận khi nhà có mối cánh bay
Con mối cánh bay vào nhà là điềm tốt hay xấu?
Cần phải làm gì khi phát hiện mối?
Mối có lây từ nhà này sang nhà khác không?
Phương pháp diệt trừ mối cánh tại nhà
=======================================================
Mọi thông tin chi tiết về các xử lý mối khi xây nhà xin liên hệ:
Công Ty TNHH Kinh Doanh Dịch Vụ Diệt Mối Anh Tuấn
Địa chỉ: Số 9 ngõ 181 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Hotline (Zalo): 0979 48 48 55
Email: tranvankhang201981@gmail.com
Website: www.dietmoianhtuan.com