Mọt Crossotarsus externedentatus Fairmaire 1850
Fairmaire; 1850. Revue et Mag de Zool. 2nd ser II, P: 51.
Chapuis; 1866. Monographie des Platypides. p.81, fig.20.
Crossotarsus saundersi Chapuis 1866. Monographie des Platypides. p.80.
Crossotarsus saundersi submontatus Beeson C.F.C. 1937. In. For. Rec. N. C. III/3. PP: 72 - 73.
Crossotarsus saundersi var usambariensis Stohmeyer.
- Con đực:
Con đực trưởng thành có màu nâu thẫm, khoảng 1/2 về gốc cánh cứng có màu nâu vàng, càng về phía cuối cánh cứng có mầu nâu thẫm hơn, xúc biện hàm dưới, xúc biện môi dưới, râu môi dưới râu đầu có màu vàng nhạt.
Trán gần như bằng, hơi lõm ở giữa, bề mặt có những chấm nhỏ dạng mạng lưới, to, nhỏ, không đều nhau, đường rãnh dọc trán ngắn vừa phải, rõ ràng và ở vị trí giữa hai mắt kép, bề mặt trán có nhiều lông vàng, dày vừa phải hướng ra phía sau, đỉnh đầu có nhiều lông vàng, hơi dày ở trán. Khoảng cách từ hốc râu đầu đến mắt kép cũng bằng từ hốc râu đầu đến chân hàm trên. Mắt kép hình ôvan tròn có kích thước 11÷12, chùy râu dẹt hình ôvan ngắn, và có chiều dài so với chiều rộng 12÷9, scapus có chiều dài so với chiều rộng 10÷6, chùy râu có chiều dài bằng chiều rộng của mắt kép.
Pronotum có chiều dài lớn hơn chiều rộng, phần sau hơi hẹp một ít, rãnh dọc của pronotum có chiều dài bằng 1/5 chiều dài của ngực trước, bề mặt có nhiều chấm nhỏ xếp gần nhau hơn so với con cái, nhất là ở bên cạnh và phần trước.
Cánh cứng có những rãnh chấm, những chấm này sau hơn ở phần gốc cánh, nông ở phần giữa cánh, càng về phía cuối cánh cứng những rãnh chấm này sâu hơn và rộng ra, do đó làm cho những khoảng cách rãnh chấm thu hẹp lại làm thành những gờ sắc bén và ráp; trên gờ sắc bén này có những lông màu vàng, xếp theo hàng và ngày càng dày. Mép ngoài cánh cứng có gai thưa, kể từ 3/5 gốc cánh cứng trở về sau cho tới gần góc ngoài của mặt nghiêng cánh cứng. Cuối cánh cứng đột ngột tạo thành mặt lõm rõ ràng. Góc ngoài mỗi cánh cứng kéo dài ra như một cái gai to, đỉnh hướng về phía sau.
Mặt bụng, các đốt có những chấm tròn xếp theo dãy hàng ngang, riêng đốt thứ 5 có những chấm càng về sau càng to và rõ hơn, và có dạng mạng lưới.
Tấm bên ngực sau có chiều dài so với chiều rộng 20÷6. Bờ trên thẳng, hơi vát lên ở góc trước, bờ dưới hơi vát lên hình mũi thuyền.
Genitalia con đực có chiều dài so với chiều rộng 20÷3. Hai chân con xòe rộng, giữa hai chân con có màng nối, với nhau, đỉnh tròn, chuôi của vòng xuyến đạt đến điểm mút của hai chân con.
Con cái có màu nâu, dài 4,00mm, giữa cánh cứng có màu nhạt hơn, cuối cánh cứng có màu thẫm hơn. Râu đầu, xúc biện hàm dưới, môi dưới, râu môi dưới có màu nhạt hơn.
Trán hơi lõm, rãnh dọc trán rõ ràng, bề mặt trán có chấm nhỏ xếp gần nhau, và có lông màu vàng, dày và huwongs về phía sau. Hốc râu đầu gần như ở giữa chân hàm trên và mắt kép, chiều dài chùy râu nhỏ hơn chiều rộng mắt kép.
Pronotum có chiều dài lớn hơn chiều rộng, rãnh dọc pronotum bằng 1/5 chiều dìa ngực trước, bề măt có những chấm, những chấm này ở hai bên rãnh dọc thì sâu và dày hơn so với những chỗ khác.
Cánh cứng có những rãnh chấm, đường rãnh thứ nhất rõ còn những đường rãnh khác thì mờ hơn, đường rãnh 1 và 2, 3 và 4 thì hợp với nhau và hơi sâu hơn ở phần gốc cánh cứng. Những chấm ở cuối cánh cứng thì sâu hơn, nhưng không sâu như ở con đực. Khoảng cách hàng rãnh cuối cánh cứng có lông vàng. Cuối cánh cứng tròn không tạo thành gai như ở con đực.
Bụng hơi gồ, có lông vàng hướng về phía sau. Tấm bên ngực sau có chiều dài so với chiều rộng 23÷3.
Mọt gỗ này sống phổ biến ở trong rừng ở nước ta, đặc biệt là những nơi đang khai thác gỗ, các bãi gỗ để ở trong rừng. Thường con đực đến xâm nhập vào những cây gỗ mới chặt hạ 2 - 3 ngày, khi chiều sâu của hang do con đực tạo nên đạt 5 - 7mm thì con cái mới đến để nghép đôi và giao phối, sau khi giao phối, con cái vào trong để đào hang, con đực ở ngoài đùn mùn gỗ ra ngoài và bảo vệ không cho thiên địch vào hang. Đường hang chính của mọt xuyên tâm, khi đường hang chính đạt độ dài 5 - 7cm, thì mọt mẹ trưởng thành đào những hang nhánh, hướng của đường hang nhánh đi lên hoặc đi xuống, cuối đường hang nhánh là 2 - 4 buồng nhộng, hướng của buồng nhộng và đường hanh nhánh thường là song song với thớ gỗ, đặc điểm này khác với một số loài mọt gỗ khác cùng giống.
Mọt trưởng thành hoạt động mạnh vào thánh III - IX, về mùa đông mọt này ít hoạt động.
Đây là một loài mọt phân bố rộng ở 3 lục địa: Australia, châu Phi và Đông phương (Chapuis 1866; Strohmeyer 1912; Schedl 1939, 1962, 1965).
Ở Việt Nam mọt này phân bố rất rộng, L. Blaise, A De Cooman là người đầu tiên thu thập loài này ở Lục Nam và Hòa Bình vào năm 1926, 1927, 1928 và công bố vào năm 1962 (Schedl, 1962; Bỏken und Ambrosiakafer aus Hinterindien, verhandl Naturf Gen, Basel Band 73, N: 1; pp 184 - 193).
Phòng trừ mọt gỗ bằng xử lý kỹ thuật
Hong, phơi làm cho gỗ xẻ nhanh khô là một trong những biện pháp xử lý kỹ thuật để phòng trừ mọt gỗ. Ván gỗ trám trắng có độ ẩm khi mới xẻ là 85,4%. vạng trứng 92,4% và sau sau là 89,3% thì mọt gỗ chân dài đến xâm nhập, sau 20 - 24 ngày ẩm độ giảm xuống: trám trắng 34,8%, vạng trứng 35,1%, và sau sau là 31,1% bình quân là 33,6% (34%) ở ẩm độ này mọt gỗ không xâm nhập vào gỗ.
Phòng trừ bằng xử lý hóa học
Tẩm cây đứng:
Tẩm cây đứng là đưa hóa chất bảo quản gỗ vào cây đang còn sống bằng biện pháp này: dùng LN-1:4% với lượng thuốc bột: 5 - 7kg/m³ có số lượng lỗ mọt xâm nhập: 40 - 30,1 lỗ/1000cm², độ sâu đường hang mọt giới hạn từ 4,08 - 2,66cm cũng như vậy đối với CuSO4: 40% với lượng thuốc bột: 5 - 7kh/m³, số lỗ mọt nhập: 34,1 - 13,5 lỗ/1000cm² và đường hang của mọt giới hạn ở độ sâu 3,85 - 1,56cm.
Giới thiệu giống mọt Cryphalus Erichson 1836
Hylesinus Despectus Walker 1859
Giống mọt Scolytoplatypus Schaufuss 1891