Đàn mối rong hệ thống phân loại, thì mối là côn trùng nguyên thủy thuộc bộ cánh cứng bằng (Isoptera), có họ hàng gần gũi với gián, niêm đại của mối có đến 200 triệu năm (Zalessky 1973), còn kiến thì niêm đại tồn tại của nó ước khoảng 70 triệu năm, nên người ta nói rằng mối là tổ tiên của lớp côn trùng, phương thức sinh sống của mối (Isoptera) và ong, kiến (Hymenoptera) là rất giống nhau, chúng là côn trùng xã hội, đều sống thành quần thể, nó đã cùng với niêm đại tồn tại của loài người không đến 1 triệu năm.
Do đó tính đặc thù phương thức sinh sống của mối, hình thành giữa các cá thể trong một quần thể đồng nhất có những biến hóa rất lớn, thời gian tồn tại của một quần thể rất dài, ít cũng mấy năm, thường là mười năm, ở vùng nhiệt đới có khi vượt quá một trăm năm. Do mối có khả năng sống kín đáo, nên khi nghiên cứu chúng trong phòng thí nghiệm cũng có những khó khăn khi nuôi mối để quan sát. do vậy những hiểu biết của con người về mối có những hạn chế nhất định. Theo tài liệu thống kê của Emerson (1952) đã phát hiện được 1855 loài mối trong đó ước tính có 1762 loài hiện nay đang tồn tại và ước tinhd hiện nay đang có 93 loài hóa thạch. Theo bản danh lục côn trùng về mối trên thế giới của Snyder năm 1949 để từ đó bổ sung tu chỉnh cho phong phú thêm. Trong thời gian 12 năm từ năm 1952 đến năm 1963 là ngừng thì trên thế giới đã phát hiện thêm 150 loài mối mới đưa tổng số loài mối lên trên 2000 loài, trong đó bao gồm cả các loài mối hóa thạch. Đại bộ phận mối phân bố ở các vùng á nhiệt đới, một số ít phân bố đến Bắc của châu Á, Bắc Phi, các nước ven biển Địa Trung Hải, Bắc Mỹ giáp giới với Canada, Bắ của châu Mỹ, châu Úc. Nói về toàn cầu thì châu Phi là đại bản doanh phân bố các loài mối (Thái Bang Hoa 1964).Ở nước ta, Phú Thọ là một tỉnh có nhiều loài mối phân bố, còn các tỉnh khác thì ít nhiều đều có phân bố của mối. Gần đây theo thống kê chưa đầy đủ đã có 83 loài mối phân bố trên khắp đất nước ta (Nguyễn Đức Khảm 1976, 1989).
Đàn mối là những cá thể mối trong cùng một loài từ một đôi mối vua, mối chúa đầu tiên (nguyên thủy) sinh ra thành quần thể và trong quần thể ấy có nhiều đẳng cấp: mối vua, mối chúa, mối lính, mối thợ, mối non, mối cánh...và mỗi đẳng cấp ấy có chức năng khác nhau nên được gọi là côn trùng xã hội.
Đàn mối (chúng ta quen gọi là tổ mối) tùy theo giống mối từ hàng nghìn đến hàng vạn có khi tới hàng triệu con.
Trên trái đất mối phân bố chủ yếu trong một dải quanh xích đạo giữa vĩ tuyến 45° bắc và vĩ tuyến 45° nam. Châu phi là nơi tập trung nhiều mối. Lãnh thổ Việt Nam nằm trong giải phân bố này nên khá nhiều mối.
Trên thế giới có 2500 loài mối, theo kết quả điều tra bước đầu cho đến nay đã phát hiện hơn 1000 loài mối ở nước ta.
Theo tài liệu đào tạo chống mối nâng cao của Mỹ thì côn trùng gây hại gỗ xâm hại khốc liệt nhà cửa, chúng gây ra thiệt hại tài sản đến 2,5 tỉ USD. Chỉ riêng mối cũng gây thiệt hại tới 1,5 tỉ USD trong hơn 600.000 gia đình Mỹ mỗi năm.
Ý nghĩa kinh tế của mối trong nền kinh tế quốc dân được biểu hiện ở các mặt có lợi và có hại do chúng gây ra.
+ Mặt có hại của loài mối
Phần lớn các giống mối xâm nhập vào các công trình xây dựng, thủy lợi, đường sắt, đường biển,...đều biểu hiện mặt có hại của chúng. Hàng năm thiệt hại do mối gây ra trên thế giới cũng như ở nước ta là rất lớn. Ở Trung Quốc nhất là vùng Hoa Nam có đến 80% số nhà cửa, kho tàng, nhà lâu năm bị mối phá hoại (Thái Bang Hoa 1964). Ở nước ta mối không những xâm nhập vào nhà tranh vách nứa, mà còn xâm nhập vào những ngôi nhà xây dựng kiên cố bê tông cốt thép như khách sạn Hà Nội 11 tầng, Bệnh viện Nhi Thụy Điển 7 tầng, các biệt thự, các thư viện,...
Để khắc phục hậu quả do đàn mối gây ra, mỗi công trình phải cần kinh phí 30 - 40 triệu hoặc hàng trăm triệu để sửa chữa. Đặc biệt là các vật tư nguyên liệu quý hiếm, các thư tịch cổ, các hiện vật bảo tàng có giá trị đặc biệt khi mối phá hại thì không thể tính bằng tiền bạc được. Ngoài các công trình mà mối phá hoại ra, mối còn phá hoại các cây trồng công nghiệp như: chè, cà phê, cao su, mía, bông làm cho cây chết hoặc sinh trưởng kém ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
+ Mặt có lợi của loài mối
Có rất nhiều ý kiến cho rằng những hoạt động của mối đảm bảo cho các thảm mục rừng nhiệt đới phân hủy nhanh chóng và thúc đẩy nhanh quá trình tuần hoàn vật chất trong trồng rừng (Ghilarov 1960).
Tham khảo bài viết hữu ích khác:
Cách ngăn chặn sự xuất hiện của mối vào nhà
Mối gỗ ẩm Rhinotrmitidae Light