Con mối Tiếng Anh là gì? Con mối trong Tiếng Anh được gọi là "Termite". Mối là loài côn trùng nguyên thủy thuộc bộ cánh cứng, niêm đại tồn tại của mối có đến 200 triệu năm. Phương thức sống của mối là sống thành quần thể và gọi là côn trùng xã hội. Những cá thể mối trong cùng một loài từ một đôi mối vua, mối chúa đầu tiên (nguyên thủy) sinh ra thành quần thể và trong quần thể ấy có nhiều đẳng cấp: mối vua, mối chúa, mối lính, mối thợ, mối non, mối cánh...và mỗi đẳng cấp ấy có chức năng khác nhau nên được gọi là côn trùng xã hội.
Đàn mối (chúng ta quen gọi là tổ mối) tùy theo giống mối từ hàng nghìn đến hàng vạn có khi tới hàng triệu con.
Trên trái đất mối phân bố chủ yếu trong một dải quanh xích đạo giữa vĩ tuyến 45° bắc và vĩ tuyến 45° nam. Châu phi là nơi tập trung nhiều mối. Lãnh thổ Việt Nam nằm trong giải phân bố này nên khá nhiều mối.
Trên thế giới có 2500 loài mối, theo kết quả điều tra bước đầu cho đến nay đã phát hiện hơn 1000 loài mối ở nước ta.
Theo tài liệu đào tạo chống mối nâng cao của Mỹ thì côn trùng gây hại gỗ xâm hại khốc liệt nhà cửa, chúng gây ra thiệt hại tài sản đến 2,5 tỉ USD. Chỉ riêng mối cũng gây thiệt hại tới 1,5 tỉ USD trong hơn 600.000 gia đình Mỹ mỗi năm.
Mối sinh sống và làm tổ trong lòng đất, rồi di chuyển xuống theo mạch nước ngầm để lấy nước vào mùa khô và dâng lên trên úng vào mùa lũ. Đồng thời mối đào hang thành những hầm trong lòng đất, đường giao thông, đê điều, cầu cống, kho tàng, bến bãi...gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, cơ sở vật chất và đặc biệt nguy cơ tiềm ẩn đến tính mạng con người. Đối với các công trình kiến trúc, mối không chỉ phá hoại tài sản, nội thất trag thiết bị bên trong...mà mối còn gây tổn thương lớn về hồ sơ, tài liệu lưu trữ, hệ thống điện nước...Hằng năm, Nhà nước và nhân dân đã chi hàng ngàn tỉ đồng cho công tác phòng chống mối và khắc phục ,sửa chữa đê điều và các công trình do mối gây hại.
Mối sử dụng rất nhiều loại thức ăn, nhưng thức ăn chủ yếu của mối là thực vật (gỗ...) hoặc các vật liệu có gốc xen-lu-lô như giấy, vải, len, dạ có khi cả trứng mối, thậm chí khi khan hiếm thức ăn chúng ăn cả da, xác động vật thậm chí cả mối non (Nguyễn Đức Khảm 1976).
Tuy nhiên trong quá trình kiếm thức ăn mối phá hoại nhiều loại vật liệu khác nhau như cao su, kim loại mỏng, vữa xi măng mác thấp và những thứ khác.
Thực tế chúng chỉ tiêu hóa được xen-lu-lô sản phẩm của gỗ như giấy là thức ăn chúng ưa thích bởi giấy gần như hoàn toàn bắng xen-lu-lô.
Khi đi kiếm ăn mối đi trong các đường mui do mối xây dựng đảm bảo an toàn cho mối. Đường mui thường ẩm, nếu khô hoặc bị bong ra nghĩa là mối đã bỏ đi nơi khác kiếm ăn. Việc nuôi dưỡng đàn mối chủ yếu là do mối thợ đảm nhận. Thoạt nhiên thức ăn qua miệng vào ruột, trong ruột mối có vi khuẩn sản xuất ra enzyme tiêu hóa được xen-lu-lô mặc dù mối là côn trùng thân mềm nhưng răng của chúng cứng hình răng cưa như mũi giáo có thể cắn đứt những mẩu gỗ rất nhỏ. Những loại mối này không ăn cây sống trừ mối Formosan.
Bước 1: Khảo sát các vị trí mối gây hại:
Xác định vị trí mối đang ăn và gây hại trong toàn bộ công trình, đánh giá loại mối, độ tuổi của mối, lượng mối đang hoạt động trong tổ, nguyên nhân và đường đi lại của mối để đưa ra phương án xử lý mới hợp lý và có hiệu quả cao.
Bước 2: Đặt hộp nhử mối
Đặt hộp nhử mối vào các vị trí đang có mối hoạt động và những nơi có dấu hiệu của mối .Tùy theo số lượng vị trí mối xông nhiều hay ít chúng ta phải đặt đủ hộp nhử mối cho các vị trí ,để khi mối lên ăn chúng sẽ có đủ mối .Nếu không đặt đủ lượng hộp thì khi mối ăn rỗng chúng sẽ bỏ chạy về tổ mà không kịp phun thuốc diệt mối.
Bước 3: Phun thuốc diệt mối
Khi mối đã tập trung vào hộp nhử nhiều (koảng 25 đến 30 ngày), dỡ hộp nhử ra và tiến hành phun thuốc diệt mối PMC 90DP (dạng bột) lây truyền hộp mối đã nhử.
Sau khi phun xong, đặt các hộp nhử mối trở lại vị trí ban đầu, thả cho mối lính, mối thợ đem theo thuốc chạy về, lây bệnh cho toàn bộ hệ thống tổ dưới lòng đất, làm mất cân bằng sinh thái trong môi trường tổ (nhiệt độ trong tổ mối có tính ổn định rất cao, nếu phá vỡ tính ổn định này thì tổ mối cũng sẽ bị tiêu diệt), nhằm diệt trừ toàn bộ hệ thống tổ ở dưới lòng đất, làm chết mối chúa (cá thể duy nhất có khả năng sinh sản).
⇒ Chú ý: Khi phun thuốc chúng ta phải mang hộp mối ra phía bên ngoài của ngôi nhà để tiến hành phun thuốc. Chỉ mở lắp hộp sau đó dỡ bớt một số thanh gỗ ra ngoài và phải gõ hết số mối bám trên thanh gỗ bỏ ra đó để có khe hở và rắc thuốc vào. Sau khi rắc đều thuốc diệt mối vào chúng ta đạy nắp lại và mang vào bên trong vị trí đặt hộp ban đầu để cho mối chạy về tổ.
Bước 4 : Thu dọn hộp nhử mối và đánh giá kết quả
Sau khi phun thuốc diệt mối được khoảng 5 - 7 ngày, tiến hành thu dọn hộp nhử mối và đem tiêu hủy. Nếu kiểm tra các khu vực đã được sử lý mà không thấy còn mối thì coi như tổ đã được tiêu diệt hoàn toàn. Tiến hành vệ sinh và lau dọn sạch sẽ các vị trí đặt hộp nhử mối. Lắp lại các nẹp cửa nếu có.
========================================
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công Ty TNHH Kinh Doanh Dịch Vụ Diệt Mối Anh Tuấn
Địa chỉ: Số 9 ngõ 181 - Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại (Zalo): 0979 48 48 55
Email: tranvankhang201981@gmail.com
Website: www.dietmoianhtuan.com