Cách mối làm tổ được các nhà nghiên cứu ví như những bác thợ xây hay kỹ sư tài giỏi. Mối thường làm tổ trong lòng đất, trên mặt đất và trên gỗ. Chúng thích sống trong bóng tối và dần dần chúng không còn mắt. Mối thợ có thể mang nhiều nước bằng cơ thể của mình để trộn vữa bất cứ lúc nào thạm chí ở cả những vùng khô hạn. Tất cả những cái lỗ nhỏ của tổ mối đều được mối thợ xây kín ngay lập tức để bảo đảm nhiệt độ và độ ẩm trong tổ. Phần lớn các loài mối sống ở dưới đất nhưng cũng có những loài sống trong gỗ. Tổ mối là đại bản doanh sinh hoạt tập trung của đàn mối, tùy theo loài mối và điều kiện ngoại cảnh có sự thay đổi. Tổ mối có nhiệt độ và độ ẩm rất ổn định mặc dù nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài thay đổi, nghĩa là cân bằng sinh thái rất tốt, đảm bảo đàn mối đặc biệt là mối chúa sống lâu đến vài chục năm để đẻ ra hàng triệu trứng.
Kết quả thí nghiệm nhiệt độ môi trường từ 28°C đến 35°C (dao động 7°) nhiệt độ trong tổ mối chỉ biến động từ 24,8 đến 25,4°C (dao động 0,6°) .
Độ ẩm môi trường từ 84 đến 95% (dao động 11%) trong khi độ ẩm của tổ mối chỉ biến động từ 85,5 đến 86,5% (dao động 1%).
Thời kỳ bay giao hoan của một quần thể mối tùy thuộc vào chủng loại mối và vùng phân bố. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Khảm, Vũ Văn Tuyển (1985) và Nguyễn Chí Thanh (1966) thì ở nước ta mối cánh bay giao hoan từ tháng 4 đến tháng 8. Nhưng mạnh nhất vào các tháng 4, 5, 6, và 7. Trước đó và sau đó cũng gặp mối bay giao hoan rải rác không tập trung.
Trong quá trình phát triển quần thể mối thì mối cánh trưởng thành là khâu chủ yếu để mối tiến hành phân đàn sinh sản. Thiếu trùng (mối cánh ngắn) sau khi hoàn thành phần lột xác cuối cùng thì thành mối cánh trưởng thành, đôi khi mối cánh trưởng thành cùng lưu lại trong quần thể mà nó sống, đợi đến khi điều kiện ngoại cảnh bên ngoài thích nghi mới bay khỏi quần thể mà ra ngoài, hiện tượng này gọi là "phân đàn", "bay giao hoan",...Theo tài liệu của Thái Bang Hoa và Trần Ninh Sinh (1964) thì ở Trung Quốc, mối Reticulitermes speratus Kolbe bay giao hoan sau mùa xuân, khi trời ấm áp, nhiệt độ không khí đạt đến 20°C, áp xuất không khí vào lúc trưa và chiều đạt tới 760mm/Hg. Mối cánh trưởng thành trong một quần thể có thể bay toàn bộ một lần, cũng có thể do một nguyên nhân nào đó mà không bay cả một lần mà giữ lại một số cá thể đợi bay vào một lần sau. Do vậy cùng một loài mối, trong cùng một vùng, một năm có thể phát sinh bao nhiêu lần mối bay giao hoan.
Sức bay lượn của mối cánh trưởng thành cũng yếu, do vậy hướng bay và cự ly bay cũng thương tùy theo sức gió và hướng gió quyết định, nói chung sau khi bay ra khoảng một số mét đến mấy chục mét thì rơi xuống đất. Sau khi rơi xuống đất thì con đực đi tìm con cái, sau một lúc tiếp xúc thì thì 4 cánh rụng ngay, muốn vậy cần phải kinh qua phương thức tự vỗ cánh với tốc độ nhanh hoặc lấy cánh ma sát vào một vật thể khác làm cho 4 cánh rụng đi, lúc này con cái cong phần bụng lên để dụ dỗ, còn con đực thì qua thăm dò để tìm kiềm con cái, sau khi gặp nhau bắt đầu tìm chỗ để trú ngụ xây dựng phòng mới, trong thời gian bay và sau khi rơi xuống đất thường bị kẻ địch tấn công, nên tỉ lệ mối bị diệt vong tương đối cao, do vậy số lượng mối cánh trưởng thành tuy lớn, nhưng trên thực tế số sống sót chỉ chiếm một phần rất ít. Sau khi hôn phối khoảng một tuần thì mối bắt đầu đẻ trứng. Khả năng sinh sản của mối chúa nguyên thủy, lúc đầu tốc độ đẻ trứng thấp và số trứng đẻ lần đầu rất ít, về sau tùy theo sự trưởng thành của quần thể mà tốc độ đẻ trứng tăng dần.
Mối gỗ ẩm sẽ làm tổ chủ yếu trong các công trình đang bắt đầu xây dựng mới. Nhiều gia đình sau khi xây dựng nhà mới, nếu có tổ mối trong nền móng khi xây dựng thì sau một năm là có mối xuất hiện gây hại.
- Mối sống trong gỗ: thường làm tổ trong gỗ khô như giống Cryptotermes hoàn toàn không có liên hệ với đất và nước. Tổ này thường không lớn, các cấu tạo đơn giản có những lỗ nhỏ thông từ hang này sang hang khác và thông ra bên ngoài.
- Mối sống trong đất: tổ này của các loài mối dựa vào đất làm tổ thường ở gần các rễ cây, gỗ chôn trong đất, tổ này có thể chìm trong đất, hoặc nửa nổi, nửa chìm trong đất hoặc nổi trên mặt đất như giống Odontotermes, Macrotermes...ta thường thấy ở trong vườn, rừng hoặc đê đập...
- Mối sống trong gỗ và đất: thường ở trong gỗ khô chôn trong đất, có đường giao thông nối liền với đất và nước như tổ của giống mối nhà Coptotermes.
Bước 1: Điều tra khảo sát mối
Điều tra khảo sát để phát hiện những nơi đang có mối hoạt động và phân loại mối thuộc nhóm mối nào để có phương pháp phòng trừ thích hợp, nếu không phân loại được thì gửi về cơ quan có chuyên môn sâu về lĩnh vực này giúp đỡ để phân loại mối chính xác, đưa ra phương án xử lý phù hợp và kết quả diệt mối đạt chất lượng cao nhất.
Bước 2: Đặt hộp nhử mối
Đặt hộp nhử mối vào các vị trí đang có mối hoạt động và những nơi có dấu hiệu của mối.
Bước 3: Phun thuốc diệt mối
Khi mối đã tập trung vào hộp nhử nhiều (koảng 25 đến 30 ngày), dỡ hộp nhử ra và tiến hành phun thuốc diệt mối lây truyền vào đó.
Sau khi phun xong, đặt các hộp nhử mối trở lại vị trí ban đầu, thả cho mối lính, mối thợ đem theo thuốc chạy về, lây bệnh cho toàn bộ hệ thống tổ dưới lòng đất, làm mất cân bằng sinh thái trong môi trường tổ (nhiệt độ trong tổ mối có tính ổn định rất cao, nếu phá vỡ tính ổn định này thì tổ mối cũng sẽ bị tiêu diệt), nhằm diệt trừ toàn bộ hệ thống tổ ở dưới lòng đất, làm chết mối chúa (cá thể duy nhất có khả năng sinh sản).
Bước 4: Thu dọn hộp nhử mối và đánh giá kết quả
Sau khi phun thuốc diệt mối được khoảng 5 - 7 ngày, tiến hành thu dọn hộp nhử mối và đem tiêu hủy. Nếu kiểm tra các khu vực đã được sử lý mà không thấy còn mối thì coi như tổ đã được tiêu diệt hoàn toàn.
Tham khảo thêm một số thông tin hữu ích:
Mối có làm tổ trực tiếp trên gỗ không?
Mối cánh bay ra ngoài có thành lập tổ mối không?
Hướng dẫn cách diệt tổ mối trong vườn hiệu quả
=============================================
Mọi thông tin về cách mối làm tổ xin liên hệ:
Công Ty TNHH Kinh Doanh Dịch Vụ Diệt Mối Anh Tuấn
Địa chỉ: Số 9 ngõ 181 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại (Zalo): 0979 48 48 55
Email: tranvankhang201981@gmail.com
Website: www.dietmoianhtuan.com