Cách diệt mối tận gốc tại nhà chuyên nghiệp, không cần đào bới, tìm tổ, khoan lỗ, được các chuyên gia trong lĩnh vực diệt mối của công ty diệt mối Anh Tuấn trình bày chi tiết, cụ thể trong bài viết này. Để diệt tổ mối tận gốc thì đầu tiên bạn cần phải là người được đào tạo kỹ thuật, có kinh nghiệm, chuyên môn cao, hiểu biết sâu rộng về loài mối, đánh giá đúng loại mối, độ tuổi của mối, diện tích mối gây hại và đưa ra phương án xử lý mối thích hợp nhất để diệt tận gốc tổ mối đạt kết quả cao nhất.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp diệt mối, nhưng mỗi phương án đều áp dụng cho các loại mối gây hại khác nhau như: diệt mối lây truyền và diệt mối dùng bả chúng ta đang áp dụng cho loại mối gỗ ẩm hay còn gọi là mối nhà, mối gỗ khô thì diệt theo phương pháp diệt mối gỗ khô, diệt mối đất thì áp dụng phương pháp diệt trực tiếp tại tổ, diệt mối cánh thì áp dụng dùng chậu nước và bóng đèn,...Tuy nhiên hiện nay nhiều công ty đưa ra rất nhiều cách diệt mối tận gốc bằng các phương pháp diệt mối dân gian như: diệt mối bằng muối, dầu, tỏi, cam, chanh, giám, dầu luyn, cồn, vôi,... nhưng những biện pháp đó không thể diệt mối tận gốc được nêu như Quý khách nào đã áp dụng thử. Vì mối ở trong lòng đất, cách mặt đất 1,2 - 1,5m nếu diệt dân gian thì sẽ chỉ có tác dụng diệt những con mối đang hoạt động kiếm thức ăn bên ngoài tổ, còn các cá thể mối bên trong tổ như mối vua, mối chúa thì không thể diệt tận gốc được. Chính vì vậy Anh Tuấn đưa ra các phương pháp diệt mối chuyên nghiệp được các giáo sư, tiến sỹ của Hội Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu thành công từ năm 1971 và được áp dụng cho tới giờ. Hiệu quả diệt mối rất cao mà an toàn cho con người và môi trường xung quanh.
Quý khách có nhu cầu cung cấp dịch vụ diệt mối xin liên hệ với diệt mối Anh Tuấn qua Hotline: 0979 48 48 55 để được tư vấn và xử lý kịp thời, ngăn chặn mối gây hại ngay khi bắt đầu thi công đặt mồi nhử.
Có nhiều tên gọi khác nhau: Diệt mối theo phương pháp lây truyền (1971), diệt mối theo phương pháp hóa sinh hay diệt mối tận gốc (1994), phương pháp diệt và phòng mối không phải tìm tổ trong công trình nhà cửa đã xây dựng (1996), của Nguyễn Chí Thanh. Trừ mối gỗ ẩm bằng phương pháp diệt lây truyền - Quy phạm Nhà nước QPVN16 - 79 (1982). Phương pháp diệt mối bằng cách lây nhiễm chất độc hóa học của Lý Thủy Mỹ (1958), Nguyễn Đức Khảm (1976), Phương pháp diệt mối lan truyền (Nguyễn Ngọc Kiểng (1987). Tuy tên gọi khác nhau nhưng đều có nội dung là "diệt mối theo phương pháp lây truyền".
Cũng cần nói rõ rằng "diệt mối theo phương pháp lây truyền" không phải áp dụng để diệt tất cả các loài mối phân bố ở Việt Nam, mà đối với mỗi nhóm mối (giống mối) có đặc tính sinh vật học giống nhau thì áp dụng một phương pháp thích hợp để diệt chúng.
Ví dụ: Đối với giống mối nhà (Coptotermes) thì áp dụng "diệt mối theo phương pháp lây truyền" vì căn cứ vào những kết quả sau đây: Tần số xuất hiện của giống mối nhà trong các công trình xây dựng là 97% (Nguyễn Chí Thanh 1996), còn các giống khác chỉ chiếm 4 - 5%.
Những bước tiến hành "diệt mối theo phương pháp lây truyền".
- Điều tra khảo sát và phân loại mối
- Đặt hộp nhử mối
- Phun thuốc
- Nghiệm thu và kiểm tra đánh giá kết quả
Bước 1: Điều tra khảo sát và phân loại mối
Điều tra khảo sát để phát hiện những nơi đang có mối hoạt động và phân loại mối thuộc nhóm mối nào để có phương pháp phòng trừ thích hợp, nếu không phân loại được thì gửi về cơ quan có chuyên môn sâu về lĩnh vực này giúp đỡ để phân loại mối chính xác, đưa ra phương án xử lý phù hợp và kết quả diệt mối đạt chất lượng cao nhất.
Bước 2: Đặt hộp nhử mối
Mồi nhử gỗ là các loại gỗ như thông trắng (Liên Xô) là hiệu quả cao nhất. Loại gỗ này thường là các vỏ thùng hàng, kệ hàng, kích thước của gỗ làm mồi nhử thường dày 1cm còn chiều dài chiều rộng thì tùy vào nguyên liệu có sẵn sao cho phù hợp với kích thước hộp nhử bằng giấy các tông 2 lớp 15cm*15cm *30cm.
Để cho mối vào mồi nhử được nhiều hơn người ta ngâm gỗ mồi nhử vào trong dung dịch nước trong thời gian 30 phút sau đó xếp gỗ vào hộp nhử và đậy nắp hộp lại.
+ Đặt hộp nhử mối ở nền nhà:
Đem đặt hộp nhử mối vào những nơi phát hiện có đường mui của mối, nơi có mối sống đang đi lại, đáy hộp tiếp xúc tốt với mặt đất.
+ Buộc hộp nhử trên tường nhà:
Quá trình điều tra phát hiện thấy đường mối từ trong đi ra ở đó có mối sống đang hoạt động, thì dùng đinh đóng vào tường để buộc chặt hộp nhử mối vào tường.
+ Buộc hộp nhử mối trên mái hay trần nhà bằng gỗ:
Khi phát hiện thấy mối đang hoạt động và phá hại những cầu phong, li tô hay gỗ ốp trần trên mái thì đem hộp nhử đặt hoặc buộc chặt ngay vào nơi có mối đang đi lại. Tùy theo mật độ mối nhiều hay ít mà buộc hộp nhử nhiều hay ít, có thể đặt 1, 2 hoặc 3 hộp nhử mối ở nơi phát hiện ra mối đang hoạt động. Cũng tùy theo mối ở trong công trình xây dựng nhiều hay ít mà định ra số lượng hộp nhử, có thể biến động từ 10 - 15 hộp trên 100m².
Mỗi một nơi có mối sống đang hoạt động thì nên đặt 1 - 3 hộp nhử tuy có tốn hộp nhử nhưng bảo đảm sự thành công theo ý muốn.
Trong trường hợp điều tra phát hiện thấy có mối sống phá hoại trong tủ đựng tài liệu hoặc quần áo, thì tùy theo tình hình cụ thể mà quyết định phun thuốc diệt chúng nếu mật độ mối nhiều, còn nếu mối ít thì có thể đặt hộp nhử bổ sung vào nơi có mối rồi sau một thời gian phun thuốc để diệt chúng cùng với các hộp khác.
⇒ Cách phát hiện mối vào hộp nhử
Khi dọi đèn pin vào phía ngoài hộp nhử mà thấy đất bịt kín các khe hở của hộp nhử, thì sau đó 8 - 10 ngày thì có thể phun thuốc được.
Sau khi đặt hộp nhử vào nơi có mối đang hoạt động thì khoảng 15 - 20 ngày nếu là mùa hè, 20 - 25 ngày nếu là mùa đông thì có thể phun thuốc để diệt chúng.
Bước 3: Phun thuốc diệt mối
Nếu như nhử mối với mục đích là nhử được nhiều mối có trong hộp nhử, càng nhiều càng tốt, cần có > (15 - 20%) cá thể mối trong tổ vào hộp nhử thì mục đích phun thuốc để diệt mối làm cho 15 - 20% số cá thể có trong một tổ mối phải dính thuốc ngay lần đầu tiên phun thuốc ấy và những cá thể dính thuốc đầu tiên với số lượng lớn như vậy sẽ mất khả năng nhận biết đồng loại, chúng sẽ ào ạt chạy về tổ, do va chạm và cấu xé nhau chúng sẽ lây nhiễm thuốc cho nhau và chết thối rữa, lên men làm mất cân bằng sinh thái trong một tổ mối (nhiệt độ, độ ẩm tăng) mà trước đó khi chưa phun thuốc vốn là cân bằng sinh thái.
Muốn cho nhiều cá thể mối trong trong một tổ mối bị nhiễm thuốc trong một thời gian ngắn, cần hoàn thành công việc phun thuốc diệt mối trong 1 buổi, không nên kéo dài thời gian phun thuốc trong 2 ngày trở lên ở một công trình xây dựng.
Cách phun thuốc diệt mối
Đối với hộp nhử mối đặt dưới đất, nền nhà thì việc đầu tiên là nhấc hộp nhử lên rồi phun vào đáy hộp và nền đất, nơi tiếp xúc giữa đất và đáy hộp để làm cho những con mối có ở đó bị dính thuốc trước khi chạy về tổ, sau khi đặt nhẹ hộp nhử vào chỗ cũ, mở hộp nhử ra dùng tuốc-nơ-vít tách từng thanh gỗ ra để phun thuốc vào mối, phun xong xếp mồi nhử cho gọn gàng vào trong hộp nhử, tránh không để mối chết do xây xát.
Đối với hộp nhử treo trên tường và trên cầu phong, li tô, thì gỡ hộp xuống rồi phun thuốc vào những con mối còn bám trên tường và cầu phong, li tô, sau đó đặt hộp nhử mối lên tờ báo và mở hộp mối ra để phun thuốc diệt mối như ở trên, gạt nhẹ những con mối còn dính ở tờ báo vào hộp nhử trước khi đặt, buộc hộp nhử mối vào chỗ cũ. Khi phun thuốc phải điều chỉnh vòi phun thuốc để cho thuốc diệt mối dính đều trên cơ thể mối và nhiều cá thể dính thuốc.
Bước 4: Nghiệm thu và kiểm tra, đánh giá kết quả
Sau 6 - 7 ngày thì thu dọn hộp nhử đem chôn hoặc đốt (chú ý tránh hỏa hoạn) đồng thời kiểm tra những đường mối đi lại trước kia, nếu không thấy mối sống thì việc diệt mối có kết quả, nếu sau thời gian trên mà còn thấy mối đi lại ở đường mui cũ thì việc diệt mối chưa có kết quả do những nguyên nhân sau đây.
+ Mồi nhử mối không thích hợp (không ngon) nên mối không đến ăn hoặc đến ăn quá ít, mục đích diệt mối ra để nhử không đạt.
+ Định loại mối không chính xác.
+ Khi phát hiện mối đất, lại nhầm tưởng là mối nhà "diệt mối theo phương pháp lây truyền" sẽ mang lại hiệu quả ít.
+ Phun thuốc không đều, mối nhiễm thuốc ít, không đủ số lượng mối nhiễm thuốc để làm mất cân bằng sinh thái trong tổ mối.
+ Đặt hộp nhử không đúng nơi mối đang đi lại.
Kết quả nghiên cứu cho thấy "diệt mối theo phương pháp lây truyền" đã được ứng dụng trong sản xuất nhiều năm nay để diệt mối nhà (Coptotermes) có trong hàng ngàn công trình xây dựng nhà tạm, nhà cấp bốn, nhà tầng, cơ quan, công ty, chung cư cao tầng và các viện bảo tàng...
Có rất nhiều loại bả, có tác dụng khác nhau đối với các loài mối khác nhau. Sản phẩm bả phải nghi rõ tên hoạt chất diệt mối và được cấp giấy phép sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước.
Tùy theo từng loại bả, đặc điểm đối tượng xử lý và môi trường mối hoạt động, phương thức sử dụng bả khác nhau, nhưng nhìn chung có các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Đặt bả nhử mối
Sau khi đã khảo sát cho biết thành phần loài mối, độ tuổi của mối, đặc điểm tác hại, số lượng các điểm cần đặt bả, cách thức đặt bả và lượng bả cần thiết cho mỗi điểm đặt. Các điểm đặt bả phải được bảo đảm ổn định không bị di chuyển hoặc bị nhiễu động trong xuốt quá trình diệt mối để đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 2: Theo dõi tình hình sau đặt bả
Theo chu kỳ nhất định khoảng 10 ngày đến 15 ngày hoặc lâu hơn, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra lại các vị trí đặt bả để biết mối đã ăn vào bả chưa, tốc dộ tiêu thụ bả, thời gian đàn mối bị tiêu diệt.
Bước 3: Kết thúc thu dọn bả và đánh giá kết quả
Khi kiểm tra thấy các vị trí đặt bả đều hết mối thì công tác diệt đàn mối đó kết thúc, có thể thu dọn các hộp bả. Quá trình diệt mối bằng bả đạt kết quả cao.
Dùng xử lý các giống mối gỗ ẩm (mối nhà), mối đất. Mối đất thì khả năng đâm xuyên qua vật liệu xây dựng (gạch, vữa xi măng,...) kém hơn mối nhà nhiều. Trừ trường hợp nền nhà tường nhà bi nứt nẻ, xuống cấp hoặc cấu kiện gỗ đã bị các nhóm mối khác gây hại, thì mối đất mới có điều kiện men theo những chỗ hư hỏng đó phá hoại tiếp công trình.
Với các công trình có móng vững chắc, nền được lát gạch hoặc láng xi măng mác cao.
Khi có mối đất trong công trình phải diệt các cá thể và đàn mối, bằng cách phun thuốc phòng chống mối dạng lỏng trực tiếp vào các chỗ đang bị mối phá hoại: kết hợp dùng khoan bê tông tạo lỗ rồi bơm thuốc vào.
Với các công trình có nền đất và khuân viên cây, cỏ. Khi có mối xuất hiện, phải tùy theo loài mối, cấu tạo tổ và điều kiện cụ thể có thể đào hoặc khoan lỗ để bơm thuốc vào tổ.
Sau khi diệt song đàn mối, việc lấp, bịt lỗ rỗng tổ mối ở nền công trình xây dựng đang sử dụng nói chung không cần thiết, trừ trường hợp nền nhà bị sụt lún lớn, nền không chứa hàng chịu tải trọng cao,...thì phải lấp, bịt theo trạng thái ban đầu.
Nhiều người nhầm tưởng mối gỗ khô là mọt, vì loài mối này sống trong gỗ, giấy nhưng không có liên hệ với đất, với nước. Chúng làm tổ ngay trong gỗ, và sau một thời gian lại đùn những hạt phân của chúng từ hang mối ra ngoài, phân mối gỗ khô nhỏ 0,3mm, như hạt xoan dài hình trụ và có vết lõm xung quanh, phân rắn và rời rạc. Đây là loài mối đích thực, nhưng phòng trừ chúng lại như những loài mọt thuộc bộ cánh cứng, do những đặc tính sinh học nói trên nên không diệt mối gỗ khô như những loài mối khác.
- Phòng mối gỗ khô
Dùng thuốc bảo quản như BQG1 để phun, quét lên bề mặt gỗ trước khi đem dùng với liều lượng 350gr/m², hoặc dùng các loại thuốc bảo quản dạng hỗn hợp như LN2, LN3, Celcure ngâm tẩm để phòng mối gỗ khô, đông thời phòng được các loài mối, mọt khác ở mức độ nhất định.
- Trừ mối gỗ khô
Khi mối gỗ khô đẫ xâm nhập vào gỗ rồi thì trừ chúng gặp những khó khăn nhất định. Để diệt mối gỗ khô đã có trong gỗ có thể dùng xi lanh bơm thuốc BQG1 trực tiếp vào lỗ vũ hóa của mối gỗ khô, thuốc sẽ dần vào hang để diệt chúng vừa tiết kiệm vừa rẻ tiền, Có thể dùng thuốc BQG1 để quét nhưng tổn phí nhiều, hiệu quả giảm vì thuốc thấm qua lớp sơn, qua lỗ vũ hóa vào hang mối rất khó khăn. Có thể nói diệt trừ mối gỗ khô là một phương pháp trừ mối đặc biệt.
- Phát hiện mối gỗ khô hại gỗ
Khi nhìn trên nền nhà, đợt tủ, gầm giường mà thấy những phân mối như đã kể trên, phân mối rải rác hoặc lâu ngày tích thành đống có đỉnh rõ ràng, từ đống phân mối ta chiếu thẳng lên phía trên cao ta sẽ thấy 1, 2 lỗ nhỏ ước chừng 0,3 - 0,4mm trên một giá thể, từ những lỗ nhỏ này có những hạt phân mối gỗ khô đang đùn ra ngoài. Lỗ đùn phân mối cũng đồng thời là lỗ vũ hóa, trong trường hợp không đùn phân ra ngoài thì mối dùng chính những hạt phân mối này quyện với nước bọt của mối để bịt lỗ vũ hóa lại. Để đùn những hạt phân ra ngoài những con mối trong tổ đã dùng xúc biện hàm dưới, xúc biện môi dưới, môi dưới ,môi trên như những bàn tay robot để chuyển và vứt những hạt phân ra ngoài, mối lính không dùng trán của chúng để đùn phân ra ngoài.
Đây là một phương pháp cổ truyền không những ở nước ta mà còn được áp dụng ở nước ngoài, vấn đề cốt lõi là có tìm được tổ mối hay không! cái đó phụ thuộc vào thiết bị tìm tổ, hay dò tìm bằng những kinh nghiệm vốn có ít hay nhiều.
Tìm tổ mối bằng kinh nghiệm
Trên mặt đất và sàn gỗ phát hiện thấy có nhiều đường mối đi lại ,và gần đó có những ụ đất ,phía trên đó có những phòng trờ vũ hóa về mùa xuân ,thì dự đoán là tổ mối ở gần đó ,nhưng đó chưa phải là tổ mối ,muốn đào tìm tổ mối người ta dùng một cái gân (xương) cùa lá dừa (dùng làm chổi) đã được róc phần phiến lá ,người ta cho phần ngọn của gân lá dừa đun (luồn) vào đường mối mà không làm mất đường đi của mối ,đào đến đâu lại đun gân lá dừa đến đó ,cuối cùng sẽ phát hiện ra được tổ chính , có khi gặp cả tổ phụ ,ở tổ chính có mối vua và mối chúa .
Sau khi tìm được tổ người ta dùng thuốc diệt mối phun trực tiếp vào tổ để diệt chúng .Phương pháp tìm tổ mối bằng kinh nghiệm này chỉ có thể đào tìm tổ mối ở những nhà tạm ,nền đất ,còn ở nhà cao tầng thì đào bới sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và vẻ đẹp của công trình .Một điều chú ý là đối với mối đất Macrotermes và Odontotermes mới có phòng chờ vũ hóa ,nên dễ phát hiện ,còn đối với mối nhà Coptotermes thì không có phòng chờ vũ hóa ,nên rất khó phát hiện ,lỗ vũ hóa chỉ là những đường rỗng thông từ tổ ra phía bên ngoài không khí .
Ngày nay khoa học công nghệ càng phát triển nên đã tạo ra những thiết bị chuyên dùng để dò tìm tổ mối như:
- Phương pháp phóng xạ
- Phương pháp thăm dò điện
- Phương pháp thăm dò bằng siêu âm
Bằng những thiết bị chuyên dùng người ta dò tìm ra tổ mối, và sau đó khoan và phun thuốc sát trùng trực tiếp vào tổ mối để diệt chúng. Cuối cùng dùng thiết bị chuyên dùng phụt vữa để bịt kín tổ mối lại. Đây là phương pháp hiện đại để phát hện tổ mối, nhưng đối với tổ mối mới được hình thành, độ rỗng của tổ nhỏ, tổ phụ có đường kính nhỏ mà thiết bị chuyên dùng khó phát hiện được nên có khi bỏ sót, cũng có thể đó là nguyên nhân những tổ phụ và tổ mối có đường kính còn nhỏ được phục hồi, phát triển và lớn lên xâm nhập vào công trình xây dựng. Một điều cũng cần chú ý là dùng những thiết bị hiện đại thì kinh phí tốn kém và đòi hỏi người sử dụng thiết bị phải có một trình độ kỹ thuật nhất định.
Những thiết bị hiện đại chuyên dùng kể trên có thể phát hiện mối phá hoại đê đập để diệt chúng. Nhưng ở một khía cạnh nào đó có sự ngần ngại khi dùng để phát hiện mối trong công trình xây dựng, vì khi thi công để diệt mối phải khoan, đục đào bới để diệt mối nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến vẻ đẹp của công trình xây dựng.
Từ trước tới nay ít ai đề cập đến diệt mối cánh được coi như là một phương pháp, nhưng trên thực tế nếu diệt được mối cánh trưởng thành thì sẽ trừ được nhiều hậu họa sau này, có hai cách diệt mối cánh tận gốc tại Cầu Giấy như sau:
Diệt mối cánh trước khi bay giao hoan phân đàn
Đối với mối cánh trưởng thành thì thời gian bay giao hoan phân đàn vào đầu tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, nhưng tập trung từ đầu tháng 4 đến tháng 5 và 6 .Như vậy nếu diệt mối tận gốc hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 hàng năm thì cùng một lúc chúng ta diệt tất cả các cá thể có trong một tổ mối, trong đó mối thợ chiếm đa số trong tổ mối, mối cánh trưởng thành còn chưa bay ra ngoài giao hoan phân đàn.
Diệt mối cánh trong khi bay giao hoan phân đàn
Trong trường hợp nào đó không hoàn thành việc diệt mối tận gốc trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, ta đã để xổng mối cánh trưởng thành bay ra ngoài giao hoan phân đàn một phần hay toàn bộ mối cánh có trong tổ (ở đây nói trong phạm vi Bắc Việt Nam, còn ở miền Trung và miền Nam Việt Nam có thể thay đổi theo tùy vùng). Trong một năm chúng ta có thể diệt mối theo cả 4 mùa, nhưng diệt mối vào mùa đông thì thời gian nhử mối lâu hơn. Trong một ngày thời gian giao hoan phân đàn từ 14 - 22 giờ, khi ấy chúng ta có thể diệt mối cánh tận gốc như sau:
Dùng một chậu nước đường kính 50x60cm, ở giữa chậu nước đặt (kê) một hòn gạch cao để ngọn đèn dầu hỏa cách mặt nước khoảng 20 - 30cm có thể thay đèn dầu hỏa bằng bóng đèn điện cùng có khoảng cách như trên. Nếu muốn sử dụng lại mối cánh thì nước ở trong chậu pha thêm xà phòng để mối cánh bị rơi xuống nước nước ướt cánh không bay lên được, còn nếu không dùng lại mối cánh thì nước trong chậu pha thêm chất sát trùng như Methyl parathion hoặc chất khác có tính sát trùng tương tự.
Khi thi công phòng mối cho công trình thì trước tiên các nhà thầu phải cần có văn bản phối hợp chặt chẽ với nhau về tiến độ để phát huy hiệu quả cao về công việc phòng mối, không để các công việc chồng chéo lên nhau.
Trước khi san lấp nền nếu mà phát hiện thấy tổ mối ta phải tiến hành đào cho tới tổ mối, sau đó phun thuốc diệt mối vào vị trí tổ mối và phun thuốc vào phần mối đắp đất. Công việc này phải tiến hành làm trước khi cho san mặt nền va làm móng cho công trình.
Vệ sinh công trình loại bỏ các vật liệu chứa xen-lu-lô.
1. Thiết lập hàng rào chống mối bao sát chân tường mặt ngoài của công trình (hào chính).
Biện pháp xử lý: Dùng thuốc dạng lỏng
Hào chính là các hào có xử lý thuốc phòng chống mối chạy liên tục, đồng đều khép kín quanh chân tường phía ngoài công trình. Kích thước hào rộng 0,5m ,sâu 0,8m. Đất lấp hào được chia làm 4 lớp, mỗi lớp dày 20cm, xử lý bằng dung dịch chlorpyrifos theo từng lớp, định mức 16 lít/m³.
2. Thiết lập hàng rào chống mối bao sát mặt trong chân tường của công trình (hào phụ).
Hào phụ là các hào có xử lý thuốc phòng chống mối chạy liên tục đồng đều phía trong chân móng. Kích thước hào đào rộng 0,3m và sâu 0,4m. Đất lấp hào được chia làm 3 lớp, mỗi lớp dày 13cm, xử lý bằng dung dịch chlorpyrifor theo từng lớp theo định mức 16 lít/m³.
3. Xử lý mặt nền
Trước khi lát nền :Vệ sinh nền ,nhặt hết các mẩu gỗ ,cốt pha ,những vật liệu có nguồn gốc cellulo ,rồi dùng dung dịch phun đều lên mặt nền với định mức 3 lít /một mét khối .
4. Xử lý mặt tường móng
Phun dung dịch lên bề mặt tường cổ móng từ mặt đất lên cốt theo định mức 2 lít /m³.
Phun dung dịch nên bề mặt tường từ nền cốt đến cốt theo định mức 2 lít /m³.
Những trình tự trên đây áp dụng theo tiêu chuẩn TCXD/204/1998 của Bộ Xây Dựng: "Bảo vệ công trình xây dựng - phòng chống mối cho công trình xây dựng mới".
Xem thêm một số dịch vụ diệt mối khác:
Diệt mối tại quận Cầu Giấy, diệt mối tại quận Thanh Xuân, diệt mối tại quận Hai Bà Trưng, diệt mối tại quận Hoàn Kiếm, diệt mối tại quận Hà Đông, Diệt mối tại quận Bắc Từ Liêm, diệt mối tại quận Đống Đa, diệt mối tại quận Tây Hồ, diệt mối tại quận Long Biên, diệt mối tại quận Hoàng Mai, diệt mối tại quận Nam Từ Liêm, diệt mối tại Gia Lâm, diệt mối tại huyện Mê Linh, diệt mối tại huyện Quốc Oai, diệt mối tại huyện Phúc Thọ, diệt mối tại huyện Thạch Thất, diệt mối tại huyện Sóc Sơn, diệt mối tại huyện Ứng Hòa, diệt mối tại huyện Mỹ Đức, diệt mối tại huyện Hoài Đức, diệt mối tại thị xã Sơn Tây, diệt mối tại huyện Thường Tín, diệt mối tại huyện Đan Phượng, diệt mối tại huyện Phú Xuyên, diệt mối tại quận Đông Anh.
=========================================================
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Công Ty TNHH Kinh Doanh Dịch Vụ Diệt Mối Anh Tuấn
Địa chỉ: Số 9 ngõ 181 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại (Zalo): 0979 48 48 55
Email: tranvankhang201981@gmail.com
Website: www.dietmoianhtuan.com