Công ty diệt mối Anh Tuấn xin gửi lời cảm ơn tới Quý khách hàng đã và đang đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua!
Là đơn vị được thành lập năm 2004, chúng tôi chuyên nhận cung cấp dịch vụ diệt mối, mọt, phòng mối, diệt muỗi, diệt chuột, diệt gián, diệt kiến, phun khử trùng cho nhà ở, cơ quan, kho tàng, khu bảo tồn di tích, cây trồng,...Anh Tuấn có đội ngũ chuyên gia cố vấn, kỹ sư giàu kinh ngiệm.
Nếu cơ quan, gia đình khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Anh Tuấn mời Quý khách hàng liên hệ theo số Hotline:0979 48 48 55 để được chúng tôi tư vấn và khảo sát miễn phí tận nhà.
Dịch vụ diệt mối Anh Tuấn chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam, với đội ngũ kỹ thuật viên có kinh nghiệm diệt mối trên 18 năm, cam kết sẽ làm hài lòng quý khách hàng .
Dịch vụ diệt mối Anh Tuấn báo giá tốt nhất và cạnh tranh nhất trên thị trường hiện nay .Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm ,tận tâm sẽ làm hài lòng Quý khách hàng .
Báo chí nói về chúng tôi
Khách hàng
Dự án thực hiện
Diệt Mối Tại Cầu Giấy - Hà Nội
Diệt Mối Tại Đông Anh - Hà Nội
Diệt Mối Tại tầng 19 chung cư INTRACOM Quận Bắc Từ Liêm
Giá thuốc diệt mối PMC 90DP tại Hà Nội hiện đang bán ra với giá 100.000 đ chưa bao gồm thuế VAT. Thuốc được sản xuất tại Việt Nam. Quý khách cần mua thuốc diệt...
Cửa hàng bán thuốc diệt mối tại Hà Nội: Công ty diệt mối và côn trùng Anh Tuấn chúng tôi chuyên cung cấp các loại thuốc diệt mối, phòng chống mối, diệt côn...
Thuốc diệt mối - Công ty diệt mối và côn trùng Anh Tuấn là đơn vị chuyên cung cấp thuốc diệt mối uy tín hàng đầu tại Hà Nội và toàn quốc. Thuốc diệt mối...
Thuốc diệt mối dạng bột hiện nay Công ty diệt mối và côn trùng Anh Tuấn chúng tôi đang sử dụng là loại thuốc diệt mối lây nhiễm PMC 90DP, thuốc được sản...
Diệt mối tại thị xã Sơn Tây chuyên diệt mối bằng những công nghệ mới nhất và tiên tiến nhất, an toàn và bảo vệ môi trường. Diệt mối Anh Tuấn có các chuyên...
Dịch vụ diệt mối uy tín, chuyên nghiệp tại Hà Nội và toàn Quốc. Chúng tôi chuyên cung cấp các biện pháp xử lý diệt mối và phòng mối tốt nhất cho khách hàng.
Liên...
Công ty diệt mối Anh Tuấn chuyên cung cấp dịch vụ diệt mối tại Hà Nội, là đơn vị được thành lập năm 2004, với trên 18 năm xử lý diệt mối cho rất nhiều...
Với các chuyên gia cố vấn đầu ngành, đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm sẽ là nơi cung cấp dịch vụ tới quý khách hàng an tâm và tin tưởng nhất. Hàng năm Anh Tuấn diệt mối cho hàng trăm công trình lớn nhỏ tại Hà Nội và các tỉnh trong cả nước. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu diệt mối, diệt côn trùng, phòng mối công trìnhhãy gọi ngay cho chúng tôi theo sốĐT:0979 48 48 55để được tư vấn và khảo sát miễn phí tận công trình 24h/7 tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ lớn.
Đơn vịdiệt mối Anh Tuấn cam kết ⇒ Diệt mối bằng công nghệ sinh học - An toàn - Hiệu quả - Giá cả cạnh tranh chắc chắn sẽ làm hài lòng khách hàng.
Công ty cung cấp dịch vụ diệt mối uy tín Anh Tuấn
- Diệt tận gốc các tổ mối như: Mối cánh, mối gỗ ẩm, mối đất, mối gỗ khô,...
- Diệt các tổ mối cho: Nhà ở, cơ quan, khu di tích, Công ty, bệnh viện, khách sạn, nhà nghỉ, trường học, đê điều,...
Dịch vụ diệt mối tận gốc Anh Tuấn
- Dịch vụ diệt mối, diệt muỗi, diệt chuột, diệt gián,...bằng các loại hóa chất tốt nhất của Anh Quốc, Đức, Nhật.
- Phun muỗi và khử trùng cho tất cả các cơ quan hành chính và kho hàng, khu vui chơi.
- Bán các loại thuốc diệt côn trùng gây hại như; Mối, mọt, muỗi, kiến, gián, chuột,...
Công ty diệt mối Anh Tuấn giới thiệu tổng quan về loài mối
Mối là loài côn trùng nguyên thủy thuộc bộ cánh cứng, niêm đại tồn tại củamối có đến 200 triệu năm. Phương thức sống của mối là sống thành quần thể và gọi là côn trùng xã hội.
Những cá thể mối trong cùng một loài từ một đôi mối vua, mối chúa đầu tiên (nguyên thủy) sinh ra thành quần thể và trong quần thể ấy có nhiều đẳng cấp: mối vua, mối chúa, mối lính, mối thợ, mối non, mối cánh...và mỗi đẳng cấp ấy có chức năng khác nhau nên được gọi là côn trùng xã hội.
Đànmối (chúng ta quen gọi là tổ mối) tùy theo giống mối từ hàng nghìn đến hàng vạn có khi tới hàng triệu con.
Mối gỗ ẩm
Trên trái đất mối phân bố chủ yếu trong một dải quanh xích đạo giữa vĩ tuyến 45° bắc và vĩ tuyến 45° nam. Châu phi là nơi tập trung nhiều mối. Lãnh thổ Việt Nam nằm trong giải phân bố này nên khá nhiều mối.
Trên thế giới có 2500 loài mối, theo kết quả điều tra bước đầu cho đến nay đã phát hiện hơn 1000 loàimốiở nước ta.
Theo tài liệu đào tạo chống mối nâng cao của Mỹ thì côn trùng gây hại gỗ xâm hại khốc liệt nhà cửa, chúng gây ra thiệt hại tài sản đến 2,5 tỉ USD. Chỉ riêng mối cũng gây thiệt hại tới 1,5 tỉ USD trong hơn 600.000 gia đình Mỹ mỗi năm.
Lịch sử nghiên cứu diệt mối ở Việt Nam và một số nước lân cận
1. Chủng loại mối và phân bố
Cho đến bây giờ khó có thể tìm được những tài liệu nghiên cứu về phân loại mối hoặc những tác hại củamốitrong các thư tịch cổ xưa nhất ở nước ta. Vào đầu thế kỷ 20 Holmgren 1922 đã mô tả các loài mối và tiếp đó là Bathellier 1927 đã có công trình nghiên cứu về hệ thống phân loại, sinh học về mối ở Đông Dương, trong tài liệu này có 19 loàimối đã được nghi nhận phân bố ở Đông Dương, trong đó có 17 loài phân bố ở Việt Nam. Sau 1945, qua 9 năm kháng chiến chống Pháp, những nghiên cứu vềmối tạm thời bị gián đoạn.
Hòa bình lập lại năm 1954 đất nước vẫn 2 miền chia cắt, việc nghiên cứu về mối vẫn 2 miền riêng lẽ.
Ở Bắc Việt Nam những nghiên cứu về mốiđược bắt đầu từ năm 1962 và sau đó, những kết quả nghiên cứu về thành phần, phân bố và sinh học về mối đã được công bố, đáng chú ý là công trình "Mối (côn trùng bộ Isoptera) ở miền Bắc Việt Nam" (Luận văn Khoa học Nguyễn Đức Khảm) với một nội dung cơ bản của luận văn này tác giả đã tu chỉnh và xuất bản thành tập sách "Mối ở miền Bắc Vệt Nam 1976".
Trong tác phẩm này có 4 họ mối (Kalotermitidae, Termopsidae, Rhinotermitidae và Termitidae), 20 giống gồm 61 loài mối thuộc bộ cánh bằng (Isoptera) đã được nghi nhận ở Bắc Việt Nam. Gần 13 năm sau cũng chính tác giả đã thông báo bổ sung về tên các loài mối được phát hiện ở cả hai miền Nam Bắc Việt Nam. Trong tài liệu "Danh sách những loài mối ở Việt Nam đã được tu chỉnh và bổ sung", chính tác giả đã bổ sung thêm 3 giống gồm 21 loài, đưa tổng số mối được phát hiện ở Việt Nam đến năm 1989 là 23 giống gồm 82 loài mối thuộc bộ cánh bằng ((Isoptera) ( Nguyễn Đức Khảm 1989). Tiếp theo đó khi nghiên cứu về một loài mối hại đê đập Vũ Văn Tuyển (1982) đã bổ sung thêm một số loài mối hại đê.
Chủng loại mối gỗ ẩm phân bố tại Việt Nam
Ở Nam Việt Nam; Theo tài liệu của Lâm Bình Lợi, Patrick y Durand (1971) thì ở Việt Nam có 3 họ (Kalotermitidae, Rhinotermitidae và Termitidae không có họ Termopsidae), 18 giống gồm 37 loài được nghi nhận ở Nam Việt Nam, trong đó Kalotermitidae có 1 giống gồm 1 loài, Rhinotermitidae có 3 giống gồm 7 loài và Termitidae có 14 giống gồm 29 loài. Gần đây trong công trình "Mối Macrotermes (Termitidae, Isoptera) ở Việt Nam và biện pháp phòng trừ (Luận văn Khoa học 1997" của Nguyễn Tân Vương) tài liệu này đưa ra 14 loàimối thuộc giống Macrotermes được nghi nhận ở Nam Việt Nam, trong đó có 4 loài mới có khu hệ và 3 loài mới cho kha học. Như vậy ở Việt Nam có 18 giống gồm 44 loài thuộc Isoptera được phát hiện từ Đèo Ngang trở vào (Lâm Bình Lợi 1971 và Nguyễn Tân Vương 1997).
2. Phòng trừ mối
Nhìn lại phương pháp phòng trừ mối ở các nước lân cận gần đây cho thấy rằng "Phương pháp phòng trị mối" của Lý Thủy Mỹ được xuất bản bằng tiếng Trung Quốc năm 1958, và được Xuân Chỉ dịch ra tiếng Việt năm 1961 là một tài liệu được chú ý nhiều. Đối với cách diệt mối trong công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi, thì Lý Thủy Mỹ chú ý đặc biệt đến cách tìm tổ và phun thuốc vào tổ trực tiếp để diệt mối, nhưng theo cách tìm tổ bằng kinh nghiệm, với những dụng cụ thô sơ như đèn pin và tuốc nơ vít thì chỉ tìm được những tổ mối nằm lộ trên mặt đất, còn những tổ ở sâu trong lòng đất thì thật khó tìm.
Những tổ mối mà tác giả nêu ra khi tìm được rồi phun thuốc vào để diệt chúng thực ra đó là những "tụ điểm" nàymối đã tìm ra được thức ăn mà mối rất thích, nên mối đến rất đông, mà không phải là "tổ mối đích thực" vì tác giả không chứng minh được cái gọi là "tổ mối" được phát hiện đó là tổ chính hay tổ phụ và trong đó có mối vua hay mối chúa hay không? Vì lẽ đó phương pháp này có thể thành công trong khi tìm được "tụ điểm" của tổ mối, tức là nơi tập trung cá thể mối nhiều >15 - 20% tổng số cá thể trong trong tổ mối, thì sau khi phun thuốc có số lượng lớn cá thể mối (15 - 20%) bị lây nhiễm dẫn đến chết thối rữa đủ để làm mất cân bằng sinh thái trong tổ mối, làm cho cả tổ mối bị diệt. Và ngược lại nếu không tìm được tụ điểm của tổ mối (không phải là tổ mối đích thực vì trong đó hiện không có mối vua, mối chúa), thì số cá thể bị nhiễm thuốc quá ít (<10%) trong tổng số cá thể mộttổ mối, thì khả năng phục hồi của tổ mối có thể diễn ra.
Trong tập sách năm 1958 của Lý Thủy Mỹ mới chỉ đề cập đến tìm tổ và phun thuốcdiệt mốitrong các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi, mà chưa nói đến nhử và diệt, do vậy cũng chưa chủ động để nhử một số lượng mối đủ lớn (15 - 20%) để khi phun thuốc làm cho mối lây nhiễm dẫn đến mất cân bằng sinh thái trong tổ mối làm cả tổ bị diệt.
Đối với cách diệt mối cho cây rừng và cây công nghiệp thì Lý Thủy Mỹ (1958) đã dùng phương pháp "dụ mối để diệt" . Bằng cách đào hố nhử với kích thước rộng 2,5 thước, dài 3 thước, sâu 2 thước (Trung Quốc) rồi để những mồi mà chúng thích ăn, khi kiểm tra có mối ăn nhiều thì phun thuốc diệt chúng.
Cả 2 phương pháp trên có những ưu điểm là trong một số trường hợp đã diệt được mối, làm cho tổ mối không phục hồi được, nhưng chưa chủ động hoàn toàn, nhất là đối với công trình xây dựng, nhưng qua đó đã có những gợi ý hay cho những gười nghiên cứudiệt mối sau này.
Khoảng 7 năm sau, tập sách của Thái Bang Hoa (1964: Trung Quốc kinh tế côn trùng chí, tập 8, Bạch Nghị) đã đưa ra phương pháp phun thuốc diệt tổ mối. Nội dung của phương pháp này là: Đem thuốc hữu hiệu phun trực tiếp vào trong tổ mối, có thể trong thời gian ngắn làm cho toàn bộ quần thể mối bị diệt tương đối triệt để, nhất là trong tổ mối to, sống tập trung như mối nhà (Coptotermes) thì hiệu quả càng rõ ràng, đó cũng là một phương pháp phòng trị mối được ứng dụng rộng rãi.
Phương pháp này được ứng dụng bằng 2 cách như sau:
1) Tìm tổ mối
2) Phun thuốc mối
Về cơ bản của phương pháp phunthuốc diệt mối được tác giả đưa ra hầu như không khác phương pháp của Lý Thủy Mỹ đã nêu ra ở trên là cùng tìm tổ và phun thuốc, nếu có khác là ở chỗ Thái Bang Hoa đã chọn lời khuyên rằng; Phương pháp tìm tổ phun thuốc thường áp dụng có hiệu quả để diệt mốinhà Coptotermes (Rhinotermitidae) nhưng áp dụng ít hiệu quả để diệt đối với các loài mối đất (Termitidae).
Những điều nghi nhận ở trên đây cho thấy rằng về phương pháp phòng trị mối nhà (Coptotermes) ở một số nước lân cận cho đến năm 1964 còn đang dừng lại ở phương pháp tìm tổ và phun thuốc để diệt, nhưng những phương pháp đã được nêu ra ở trên là những gợi ý đúng cho hướng đi sau này khi nghiên cứudiệt mốitheo phương pháp lây nhiễm.
Ở nước ta, sau ngày giải phóng miền Bắc năm 1954, nhưng thực chất mãi tới năm 1961, sau khi thành lập Viện nghiên cứu Lâm Nghiệp, nay là Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam, thì công tác nghiên cứu phòng trừ mối mới được tiến hành do đòi hỏi cấp bách của sản xuất và đời sống lúc đó.
Trong quá trình nghiên cứu về bảo quản lâm sản nói chung và phòng trị mối nói riêng, những người nghiên cứu phòng trừ mối đã kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các tác giả trước kia và đã tìm hướng đi đúng.
Từ những nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất, tác giả Nguyễn Thế Viễn trong bài viết về (Phòng trừ mối trong xây dựng, Tập san Lâm Nghiệp (TSLN) Số 2 và 5 năm 1964) đã đưa ra nhận xét về đặc tính sinh vật học của mối và nghi nhận rằng ở Bắc Việt Nam có hai nhóm mối gây hại gỗ xây dựng là: Mối gỗ khô và mối đất (mối hại cây trồng, hại đê đập, hại đường sắt thuộc lĩnh vực khác), có lẽ danh từ mối gỗ khô, mối đất có tên gọi từ đó. Trong tài liệu này tác giả đã đưa ra cách diệt mối nên làm bẫy để nhử mối: đào 1 hố dài 100cm ngang 50cm, sâu 40cm, cho mồi nhử mối vào đó và tưới nước cho ẩm, đậy nắp lại, khi mối vào nhiều dùng thuốc SiF6NA2, DDT để phundiệt mối. Tác giả Nguyễn Thế Viễn là một trong những người đầu tiên đưa ra phương pháp dùng hố nhử để bẫy mối và diệt chúng trong các công trình xây dựng ở nước ta.
Cũng trong thời gian này, khi nghiên cứu về đặc tính sinh vật học củamốivà biện pháp phòng trừ mối cho công trình xây dựng (Tập san xây dựng (TSXD) số 3,5 và 8 năm 1964) tác giả Nguyễn Xuân Khu đã đưa ra phương pháp phòng chống mối cho công trình xây dựng bằng cách xây dựng một hệ thống cách ly mối, để không chomốitừ bên ngoài xâm nhập vào công trình xây dựng. Với phương pháp này người ta tạo ra xung quanh công trình xây dựng một hệ thống hàng rào bằng các hố nhử mối với kích thước của hố nhử là: 40 - 50cm (rộng); 50 - 60cm (dài); 40 - 50cm (sâu), hàng rào hố nhử này cách nền móng từ 5 - 10m, trong hố nhử đặt mồi nhử mối, và có nắp đạy ở trên. Khi kiểm tra có nhiều mối trong hố nhử thì dùngthuốc bột, thuốc nước hoặc hun hơi xử lý diệt mối để không cho mối từ bên ngoài xâm nhập vào công trình xây dựng. Đối với những phương pháp diệt và phòng mối đã kể trên tuy chưa hoàn chỉnh vì chưa chủ động nhửmối để diệt ở bất cứ nơi nào trong công trình xây dựng cũng như đã hạn chế sự phá hại của mối trong công trình xây dựng một cách tích cực.
Sau đó không lâu, công trình", năm 1971 của Nguyễn Chí Thanh đã được công bố. Thông qua những kết quả nghiên cứu có trong tập sách này cho thấy tác giả đã đi sâu nghiên cứu theo định hướng diệt mối theo phương pháp lây truyền và qua đó lý giải có tính thuyết phục về quá trình mối chết sau khi bị lây nhiễm bởi thuốc bột TM-67. Không dừng lại ở đó, tác giả đã đi sâu nghiên cứu về tính ổn định những nhân tố sinh thái (nhiệt độ, độ ẩm) trong một tổ mối trước khi phun thuốc và sự mất ổn định những nhân tố sinh thái trongtổ mối đó sau khi phunthuốc diệt mốidẫn đến cả tổ mối bị diệt mà không cần tìm tổ ,khôngcần đào bới. Những kết quả nghiên cứu đó đã làm phong phú thêm về đặc tính sinh học và sinh thái học của giống mối nhà Coptotermes. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu bổ sung về giốngmối nhà, tác giả đã chỉnh lý để xây dựng Luận văn Phó tiến sĩ và bảo vệ thành công năm 1996.
Trong quá trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Chí Thanh đã cải tiến cách nhử mối, từ hố nhử mối được thay thế bằng hộp nhử mối (hộp bằng các tông, bên trong đựng mồi nhử mối) mà các tác giả trước đó khi nghiên cứu về mối đã chưa đề cập đến. Trước kia muốn nhử mối phải đào hố nhử mối, và như vậy chỉ có thể áp dụng một cách thuận lợi đối với nhà nền đất, còn đào hố nhử mối ở những nhà có nền nhà bằng xi măng hoặc đá hoa, nhà cao tầng, biệt thự, mái nhà lợp ngói thì khó thực hiện vì sẽ ảnh hưởng đến độ bền vững và vẻ đẹp vốn có của công trình. Còn đối với hộp nhửmốithì nó sẽ khắc phục được những nhược điểm trên, vì hộp nhử mối có thể đặt hoặc buộc chặt vào bất cứ nơi nào cómối qua lại để nhử và diệt chúng trong các công trình xây dựng.
Sử dụng phương pháp diệt mối lây truyền dùng mồi nhử mối
Những cải tiến từ hố nhử bằng thùng nhử và sau cùng là hộp nhử mối có ý nghĩa thực tiễn nhiều, vì có được hộp nhửmốicon người sẽ chủ động dụ được nhiều mối từ tổ mối để diệt chúng một cách triệt để (ở đây chỉ mối nhà Coptotermes).
Tuy vậy không phải trường hợp nào cũng áp dụng phương pháp diệt lây truyền cũng thành công cả. Trong cuốn sách "Mối ở miền Bắc Việt Nam 1976" của Nguyễn Đức Khảm, tác giả nghi nhận rằng "Sau khi công trình nghiên cứu của Lý Thủy Mỹ ra đời một thời gian thì thành tựu đó cũng được áp dụng vào miền Bắc nước ta, song kết quả thì không được là bao và thường mối không bị diệt trong toàn tổ" (tài liệu dẫn trang 182-1976).
Mười năm sau, qua những nghiên cứu và thực nghiệm về diệt mối, Nguyễn Đức Khảm và Vũ Văn Tuyển (1985) và không xa với những kết quả nghiên cứu đã được công bố ở trong nước về "Diệt mối theo phương pháp lây truyền" của Nguyễn Chí Thanh (1971). Tác giả Nguyễn Đức Khảm (1985) đã nghi nhận "Trong một số trương hợp nhất là khi không có cách truy tìm được tổ chính hoặc khi thăm dò tổ chính gặp khó khăn do một nguyên nhân nào đó, thì việc sử dụng biện pháp lây nhiễm một cách đúng quy trình và có thể là việc cần thiết, và thuốc bột acsenic là loại thuốc được dùng đểdiệt mối bằng phương pháp lây nhiễm tốt nhất hiện nay, nhưng các hợp chất này là những chất có chứa độc tố cho mối chết, nên khi sử dụng thuốc phải theo đúng quy trình và quy định bảo hộ lao động.
Ở Việt Nam ngoài những công trình nghiên cứu vềdiệt mối theo phương pháp lây truyền, còn có những kết quả về "phòng mọt, mục cho gỗ" "chọn các loại gỗ có sức đề kháng với tự nhiên đối với mối", "tìm tổ để diệt, cách ly cơ giới đối với mối, phòng mối có trọng điểm", "xử lý chân tường để phòng mối", "phương pháp phóng xạ", "phương pháp thăm dò điện để tìm tổ mối và diệt chúng", "Bơm nước và thuốc sát trùng vào tổ mối để diệt chúng".
Đặc tính sinh vật học của mối
Đẳng cấp loại hình của mối và tác dụng của nó
Đặc tính sinh vật học củamốilà sinh sống thành quần thể và quần thể này là một dơn nguyên tổ thành quần thể mối. Trong quần thể mối trưởng thành bao gồm rất nhiều cá thể. Ở trong quần thể mối đẳng cấp hơi thấp như mối gỗ họ Kalotermitidae thì có từ 100 đến mấy nghìn cá thể, còn trong quần thể mối đẳng cấp hơi cao như mối đất cánh đen Odontotermes formosanus Shiraki (Termitidae) thì có đến 2 triệu cá thể.
Sự lớn nhỏ của quần thể và sự ít nhiều cá thể trong quần thể không những tùy thuộc vào chủng loại khác nhau, mà ngay trong một quần thể đông nhất cũng thay đổi khác nhau tùy theo thời tiết, các chất dinh dưỡng và điều kiện sinh sống không giống nhau, dẫn đến quá trình suy vong và phát triển của quần thể mối cũng thay đổi. Như nói ở trên, một quần thể nói chung là một đơn nguyên sinh sống, nếu như mối sống đơn lẻ hoặc sống với số lượng quá ít thoát ly quần thể thì không thể tồn tại, đó là sự khác nhau rõ ràng giữa côn trùng sống đơn lẻ như côn trùng cánh cứng (Coleoptera) và mối sống quần thể (Isoptera).
Trong quần thể mối có 2 loại hình lớn:
- Mối sinh sản: mối vua, mối chúa.
- Mối không sinh sản: mối lính (mối bảo vệ), mối thợ (mối lao động).
+ Loại hình sinh sản hoặc gọi là mối sinh sản
Loại hình này có thân hình tương đối lớn, nhất là mối chúa có phần bụng cực kỳ to. Cơ thể chúng có cơ quan sinh sản phát dục hoàn chỉnh, nên trong quần thểmốichúa có tác dụng giao phối vá đẻ trứng, về nguồn gốc và hình thái không giống nhau, nên mối sinh sản có thể chia ra làm 3 đẳng cấp như sau:
1. Mối vua và mối chúa nguyên thủy
Mối cánh trưởng thành sau khi bay giao hoan, rụng cánh đã ghép đôi và sinh sản gọi là mối vua và mối chúa nguyên thủy, chúng là kẻ sáng lập đầu tiên một quần thể mối, cho nên trong quần thể mối phần lớn có đẳng cấp này. Đặc điểm về mặt hình thái, màu sắc của thân hơi thẫm và rắn hơn, có mắt kép và mắt đơn phát triển, mặt lưng ngực giữa và ngực sau còn giữ lại vẩy cánh, sức sinh sản lớn.
Phần lớn trong một quần thể mối chỉ có một đôi mối vua và mối chúa nguyên thủy, nhưng cũng có trường hợp có 2 hoặc có 3 đôi mối vua và mối chúa: ví dụ - Giống mối đất Odontotermes và Macrotermes thường có hiện tượng này. Loài mối đen Odontotermes formosanus Shiraki thì hiện tượng nhiều mối vua và mối chúa trong một quần thể đồng nhất là rất phổ biến, có khi nhiều đến 5 vua 8 chúa, trong đó thường đếm được mối vua ít hơn mối chúa. Cái đó có thể là kết quả của hiện tượng mối vua chết sớm hoặc sự trốn chạy của mối vua khi xây dựng tổ mối, hiện tượng này còn chưa khẳng định.
2. Mối vua, mối chúa bổ sung cánh ngắn
Loại mối này có thể không phải là đẳng cấp tồn tại phổ biến. Về đặc trưng hình thái thì mầu sắc của thân là hơi nhạt và thân hơi mềm có mắt kép, tấm lưng ngực giữa và ngực sau có mầm cánh nhỏ, ngắn giống như cánh con cào cào còn non. Sức sinh đẻ của nó kém hơn mối vua và mối chúa nguyên thủy như đã nói ở trên, về số lượng thì nói chung là nhiều hơn so với mối vua và mối chúa nguyên thủy.
Ví dụ: Trong một quần thể mối Globitermes audax Silvestri cùng một lúc thấy được 43 mối chúa cánh ngắn. Mối vua, mối chúa cánh ngắn này sau khi mối vua và mối chúa nguyên thủy chết thì mới xuất hiện, nhưng cũng có khi tồn tại đồng thời mối vua và mối chúa nguyên thủy.
3. Mối vua, mối chúa không cánh
Cũng giống như mối vua mối chúa cánh ngắn, loại này không tồn tại phổ biến trong chủng loạimối, nhưng so với mối vua và mối chúa cánh ngắn càng ít thấy hơn. Về mặt hình thái thì, màu sắc thân thể rất nhạt thường thường là màu vàng, thậm chí màu trắng, thân thể so với mối vua, mối chúa cánh ngắn càng mềm, không có mắt kép, và đặc biệt là trên tấm lưng của ngực giữa và ngực sau không có mầm cánh.
Đẳng cấp này thường chỉ tồn tại trong quần thể khi mối vua và mối chúa nguyên thủy mất đi. Ngoài 3 loại đẳng cấp trên có khi còn có loại hình trung gian giữa 3 đẳng cấp trên. Mối vua, mối chúa cánh ngắn và mối vua, mối chúa không cánh không bao giờ bay ra khỏi tổ vì không có cánh đầy đủ để bay giao hoan phân đàn như mối cánh trưởng thành đồng loại.
+ Loại hình mối không sinh sản
1. Mối lính (mối bảo vệ)
Mối lính thuộc đẳng cấp thứ 2 trong loại hình không sinh sản. Trong chủng loại mối, thì ngoài giống Anoplotermes không có mối lính ra, những chủng loại mối còn lại thì đều có mối lính. Mối lính có con đực và con cái nhưng không sinh sản được. Đặc trưng hình thái của chúng tương đối rõ ràng, trừ phân họ mối mũi dài Nasutitermitinae Hare (Termitidae) ra, còn mối lính các họ khác đều có hàm trên phát triển và dài. Hàm trên của mối lính trong phân họ Nasutiermitinae rất nhỏ, nhưng phần trán đột nhiên kéo dài ra thành dạng ống hoặc dạng cái dùi, gọi là ồng trán, ở đỉnh nhọn của ống trán này có lỗ thông ra ngoài, có thể tiết ra một chất dịch độc có tính axít.
Do mối lính có hàm trên phát đạt hoặc ống trán có khả năng tiết chất độc, nên vai trò của mối lính là kẻ bảo vệ quần thể mối, ngoài nhiệm vụ bảo vệ ra, mối lính không tham gia xây dựng quần thể mối.
Do chuyên hóa bộ phận miệng dùng để bảo vệ, nên mối lính đã mất đi năng lực tự lấy thức ăn cho mình, để tồn tại cho mối lính, mối thợ đã phải mớm thức ăn cho mối lính, một số loài mối có 2 loại mối lính: mối lính to và mối lính nhỏ.
2. Mối thợ
Mối thợ là loại mối đẳng cấp chiếm đông nhất trong loại hình không sinh sản của quần thể mối. Mối thợ cũng có mối đực và mối cái nhưng cơ quan sinh sản không hoàn chỉnh nên không đẻ được trứng.
Mối thợ chỉ đảm nhận nhiệm vụ kiếm thức ăn, xây tổ, làm đường mui, mớm thức ăn, chăm sóc mối non, vận chuyển trứng mối,...để duy trì sinh sống trong quần thể.
Mối thợ
Về hình thái mối thợ gần giống với mối non, nhưng thân hình to hơn với mối non, các bộ phận của mối thợ khác hẳn với mối non: mối thợ thân hình màu thẫm hơn, nhất là phần miệng, hai hàm trên của mối thợ được ky tin hóa cao, có màu nâu hoặc nâu thẫm. Đai đa số trong chủng loại mối, mối thợ chỉ có một loại nhưng một số loài có 2 loại là mối thợ to và mối thợ nhỏ.
Thời kỳ bay giao hoan và sự phát triển quần thể mối
Thời kỳ bay giao hoan của quần thể mối tùy thuộc vào chủng loại mối và vùng phân bố. Theo kết quả nghiên cứu ở nước ta mối bay giao hoan từ tháng 4 đến tháng 8 nhưng mạnh nhất vào tháng 4, 5, 6 và 7.
Bay giao hoan hay còn gọi là bay phân đàn. Mối cánh sau lần lột xác cuối cùng thì thành mối cánh trưởng thành bay giao hoan từ sau mùa xuân, trời ấm áp vào buổi trưa hoặc buổi chiều Khả năng bay của mối cánh chỉ từ vài mét đến vài chục mét tùy theo sức gió và hướng gió. Sau khi rơi xuống đất thì con đực đi tìm con cái, sau một lúc tiếp xúc thì 4 cánh rụng đi.
Trong quá trình bay và rơi xuống đất phần lớn mối cánh bị diệt vong, chỉ một vài đôi mối cánh gặp điều kiện thuận lợi dùng răng đào tổ làm nơi trú ngụ, sau hôn phối khoảng một tuần thì đẻ trứng, lúc đầu số trứng rất ít về sau tùy theo sự trưởng thành mà tốc độ đẻ trứng tăng dần.
Sau khoảng một tháng thì trứng nở thành mối non, mối non có màu trắng và rất mềm, hình dạng giống mối thợ trưởng thành. Từ mối non sau một tuổi qua một vài lần lột xác thành mối lính. Mối non tương lai trở thành mối cánh thì giữa ngực trước và ngực sau sinh ra các mầm cánh, thời gian thêm tuổi thì cánh dài thêm. Mối cánh trưởng thành thường to hơn mối lính và mối thợ trưởng thành. Mối non trở thành mối thợ ít có biểu hiện rõ ràng.
Sự phát triển của đàn mối rất chậm trong nhiều năm, trứng đẻ không liên tục. Khi mối chúa trưởng thành nó đẻ nhiều trứng hơn và bụng trở lên to hơn. Khi khả năng mối chúa đẻ tối đa có thể đúng bằng số lượng các conmối già chết đi và số lượng mối phân đàn bay đi.
Đàn mối càng lớn khi các con mối được sinh sản hàng năm tăng lên. Thời gian ít nhất từ 3 đến 4 năm hay dài hơn 8 đến 10 năm, từ các con mối ban đầu đủ lớn đến mức sẽ có một số bay bớt đi (bay giao hoan phân đàn).
Tổ mối
Phần lớn các loài mối sống ở dưới đất nhưng cũng có những loài sống trong gỗ. Tổ mối là đại bản doanh sinh hoạt tập trung của đàn mối, tùy theo loài mối và điều kiện ngoại cảnh có sự thay đổi. Có 3 loại tổ mối:
-Mối sống trong gỗ: thường làm tổ trong gỗ khô như giống Cryptotermes hoàn toàn không có liên hệ với đất và nước. Tổ này thường không lớn, các cấu tạo đơn giản có những lỗ nhỏ thông từ hang này sang hang khác và thông ra bên ngoài.
- Mối sống trong đất: tổ này của các loài mối dựa vào đất làm tổ thường ở gần các rễ cây, gỗ chôn trong đất, tổ này có thể chìm trong đất, hoặc nửa nổi, nửa chìm trong đất hoặc nổi trên mặt đất như giống Odontotermes, Macrotermes...ta thường thấy ở trong vườn, rừng hoặc đê đập...
- Mối sống trong gỗ và đất: thường ở trong gỗ khô chôn trong đất, có đường giao thông nối liền với đất và nước như tổ của giống mối nhà Coptotermes.
Tổ mối có nhiệt độ và độ ẩm rất ổn định mặc dù nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài thay đổi, nghĩa là cân bằng sinh thái rất tốt, đảm bảo đàn mối đặc biệt là mối chúa sống lâu đến vài chục năm để đẻ ra hàng triệu trứng.
Kết quả thí nghiệm nhiệt độ môi trường từ 28°C đến 35°C (dao động 7°) nhiệt độ trong tổ mối chỉ biến động từ 24,8 đến 25,4°C (dao động 0,6°) .
Độ ẩm môi trường từ 84 đến 95% (dao động 11%) trong khi độ ẩm của tổ mối chỉ biến động từ 85,5 đến 86,5% (dao động 1%).
Thức ăn của mối
Mối sử dụng rất nhiều loại thức ăn, nhưng thức ăn chủ yếu của mối là thực vật (gỗ...) hoặc các vật liệu có gốc xen-lu-lô như giấy, vải, len, dạ có khi cả trứng mối, thậm chí khi khan hiếm thức ăn chúng ăn cả da, xác động vật thậm chí cả mối non (Nguyễn Đức Khảm 1976).
Tuy nhiên trong quá trình kiếm thức ăn mối phá hoại nhiều loại vật liệu khác nhau như cao su, kim loại mỏng, vữa xi măng mác thấp và những thứ khác.
Thực tế chúng chỉ tiêu hóa được xen-lu-lô sản phẩm của gỗ như giấy là thức ăn chúng ưa thích bởi giấy gần như hoàn toàn bắng xen-lu-lô.
Khi đi kiếm ăn mối đi trong các đường mui do mối xây dựng đảm bảo an toàn cho mối. Đường mui thường ẩm, nếu khô hoặc bị bong ra nghĩa là mối đã bỏ đi nơi khác kiếm ăn. Việc nuôi dưỡng đàn mối chủ yếu là do mối thợ đảm nhận. Thoạt nhiên thức ăn qua miệng vào ruột, trong ruột mối có vi khuẩn sản xuất ra enzyme tiêu hóa được xen-lu-lô mặc dù mối là côn trùng thân mềm nhưng răng của chúng cứng hình răng cưa như mũi giáo có thể cắn đứt những mẩu gỗ rất nhỏ. Những loại mối này không ăn cây sống trừ mối Formosan.
Thông tin liên lạc trong đàn mối
Mối liên lạc với nhau cơ bản thông qua hóa chất gọi là Feremon mỗi đàn mối có một mùi đặc trưng, khi có kẻ lạ xâm nhập thì chúng phát hiện ra ngay, thông báo cho các mối lính qua tín hiệu Feremon để tấn công kẻ lạ mặt.
Nếu mối thợ tìm thấy một nguồn thức ăn mới, nó sẽ kéo theo các con khác đến chỗ đó bằng việc dải một đường hóa chất (Feremon) và mối thợ có thể va đầu vào thành ống, đường mui tạo ra rung động, các con mối khác nhận được thông báo cho toàn đàn mối để bảo vệ.
Qua trao đổi thức ăn cũng nâng cao việc nhận dạng các cá thể trong đàn mối.
Mối xuất hiện ở đâu và cách nhận biết khi khảo sát diệt mối
- Mối xuất hiện ở đâu ?
Mối thường xuất hiện ở khuân khe nẹp cửa, ốp chân tường bằng gỗ.
Sàn gỗ, kệ ti vi, giường, sập, tủ chè,...
Ổ điện, hệ thống đường dẫn điện.
Tủ bát, tủ quần áo, tủ tài liệu, két sắt đựng tài liệu quan trọng và tiền.
Trần nhà ốp gỗ, cầu thang gỗ.
- Cách nhận biết khi khảo sát vị trí có mối .
Chúng đắp thành đường đất, đường mui dài ở khuân khe nẹp cửa, ổ điện và từ vị trí đó chúng đắp ra bên ngoài khoảng 20 - 30cm.
Ở khuân cửa ,tủ bát ,tủ tài liệu ...bằng gỗ có vết sùi ,hay khuyết tật trên bề mặt gỗ.
Cầu thang gỗ chúng đắp thành đường mui, đường đất.
Dấu hiệu nhận biết khi có mối xông khuân cửa
Tại sao trong nhà lại có mối xông ?
Có 3 cách thức xâm nhập của mối vào công trình như sau:
Cách 1: Mối xâm nhập từ dưới đất chui lên: Từ các ổ mối có sẵn, xâm nhập vào công trình bằng các hệ thống đường liên tục từ tổ đến vật dụng mà chúng phá hoại.
Cách 2: Xâm nhập bằng đường không: Khi mối trưởng thành, chúng mọc cánh và bay ra ngoài (gọi là hiện tượng vũ hóa) tạo lập tổ mối mới và từ đó chúng lan tỏa ra khu vực xung quanh để gây hại.
Cách 3: Xâm nhập qua đường lây nhiễm: Mối từ các vật dụng bị nhiễm mối ở những nơi khác đem về công trình như: cốp pha, giường tủ, khuân cửa,...có nguồn gốc từ gỗ.
Quy trình khảo sát mối của Công ty diệt mối Anh Tuấn
- Khảo sát tình hình phá hoại của mối: kiểm tra mức độ phá của mối ở tất cả các khu vực trong ngôi nhà.
- Phân tích độ tuổi của mối và loại mối: Loài mối này đã xâm nhập bao lâu?
- Cách thức xâm nhập của mối: Kiểm tra xem chúng xâm nhập bằng đường nào?
- Điều tra nguyên nhân bị mối xông: Nắm bắt đúng nguyên nhân phát sinh mối để hiệu quả diệt cao nhất.
- Lập phương ándiệt mối: Chi phí cho mỗi phương án với giá cạnh tranh nhất.
Có nhiều tên gọi khác nhau: Diệt mối theo phương pháp lây truyền (1971), diệt mối theo phương pháp hóa sinh hay diệt mối tận gốc (1994), phương pháp diệt và phòng mối không phải tìm tổ trong công trình nhà cửa đã xây dựng (1996), của Nguyễn Chí Thanh. Trừ mối gỗ ẩm bằng phương pháp diệt lây truyền - Quy phạm Nhà nước QPVN16 - 79 (1982). Phương pháp diệt mối bằng cách lây nhiễm chất độc hóa học của Lý Thủy Mỹ (1958), Nguyễn Đức Khảm (1976), Phương pháp diệt mối lan truyền (Nguyễn Ngọc Kiểng (1987). Tuy tên gọi khác nhau nhưng đều có nội dung là "diệt mối theo phương pháp lây truyền".
Cũng cần nói rõ rằng "diệt mối theo phương pháp lây truyền" không phải áp dụng để diệt tất cả các loài mối phân bố ở Việt Nam, mà đối với mỗi nhóm mối (giống mối) có đặc tính sinh vật học giống nhau thì áp dụng một phương pháp thích hợp để diệt chúng.
Ví dụ: Đối với giống mối nhà (Coptotermes) thì áp dụng "diệt mối theo phương pháp lây truyền" vì căn cứ vào những kết quả sau đây: Tần số xuất hiện của giống mối nhà trong các công trình xây dựng là 97% (Nguyễn Chí Thanh 1996), còn các giống khác chỉ chiếm 4 - 5%.
Những bước tiến hành "diệt mối theo phương pháp lây truyền".
- Điều tra khảo sát và phân loại mối
- Đặt hộp nhử mối
- Phun thuốc
- Nghiệm thu và kiểm tra đánh giá kết quả
- Phun thuốc phòng chống mối
Công ty diệt mối Anh Tuấn diệt mối bằng phương pháp lây truyền không cần đào bới, tìm tổ, an toàn cho gia đình bạn. Không ảnh hưởng tới sinh hoạt và trẻ nhỏ. Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, tay nghề cao chúng tôi sẽ thực hiện thi công theo quy trình cụ thể như sau:
Bước 1: Điều tra khảo sát mối
Điều tra khảo sát để phát hiện những nơi đang có mối hoạt động và phân loại mối thuộc nhóm mối nào để có phương pháp phòng trừ thích hợp, nếu không phân loại được thì gửi về cơ quan có chuyên môn sâu về lĩnh vực này giúp đỡ để phân loại mối chính xác, đưa ra phương án xử lý phù hợp và kết quả diệt mối đạt chất lượng cao nhất.
Bước 2: Đặt hộp nhử mối
Hộp nhử mối làm bằng bìa cát tông.
Mồi nhử mối được làm bằng gỗ (không dùng gỗ lõi và gỗ có nhiều mắt).
Chuẩn bị hộp nhử mối đủ với số lượng cần sử dụng sau khi sảo sát các vị trí mối xông trong công trình, một thau nước sạch. Lấy hộp nhử mối nhúng vào chậu nước cho tới khi hộp ướt đều thì bỏ ra.
Mồi nhử gỗ là các loại gỗ như thông trắng (Liên Xô) là hiệu quả cao nhất. Loại gỗ này thường là các vỏ thùng hàng, kệ hàng, kích thước của gỗ làm mồi nhử thường dày 1cm còn chiều dài chiều rộng thì tùy vào nguyên liệu có sẵn sao cho phù hợp với kích thước hộp nhử bằng giấy các tông 2 lớp 15cmx15cmx30cm.
- Đặt hộp nhử mối ở nền nhà:
Đem đặt hộp nhử mối vào những nơi phát hiện có đường mui của mối, nơi có mối sống đang đi lại, đáy hộp tiếp xúc tốt với mặt đất.
Quá trình điều tra phát hiện thấy đường mối từ trong đi ra ở đó có mối sống đang hoạt động, thì dùng đinh đóng vào tường để buộc chặt hộp nhử mối vào tường.
Khi phát hiện thấy mối đang hoạt động và phá hại những cầu phong, li tô hay gỗ ốp trần trên mái thì đem hộp nhử đặt hoặc buộc chặt ngay vào nơi có mối đang đi lại. Tùy theo mật độ mối nhiều hay ít mà buộc hộp nhử nhiều hay ít, có thể đặt 1, 2 hoặc 3 hộp nhử mối ở nơi phát hiện ra mối đang hoạt động. Cũng tùy theo mối ở trong công trình xây dựng nhiều hay ít mà định ra số lượng hộp nhử, có thể biến động từ 10 - 15 hộp trên 100m².
Mỗi một nơi có mối sống đang hoạt động thì nên đặt 1 - 3 hộp nhử tuy có tốn hộp nhử nhưng bảo đảm sự thành công theo ý muốn.
Trong trường hợp điều tra phát hiện thấy có mối sống phá hoại trong tủ đựng tài liệu hoặc quần áo, thì tùy theo tình hình cụ thể mà quyết định phun thuốc diệt chúng nếu mật độ mối nhiều, còn nếu mối ít thì có thể đặt hộp nhử bổ sung vào nơi có mối rồi sau một thời gian phun thuốc để diệt chúng cùng với các hộp khác.
- Phát hiện mối vào hộp nnhử:
Khi dọi đèn pin vào phía ngoài hộp nhử mà thấy đất bịt kín các khe hở của hộp nhử, đó là mối đã ăn vào hộp nhử, thì sau đó 8 - 10 ngày thì có thể phun thuốc được, cá biêt có trường hợp sau khi đặt hộp một ngày là mối đã đem đất bịt kín các khe hở của hộp nhử.
Sau khi đặt hộp nhử vào nơi có mối đang hoạt động thì khoảng 15 - 20 ngày nếu là mùa hè, 20 - 25 ngày nếu là mùa đông thì có thể phun thuốc để diệt chúng, nếu để quá lâu 2 - 3 tháng mối ăn hết gỗ mồi sẽ đi chỗ khác, trong hộp nhử còn rất ít mối, mục đích nhử mối sẽ không đạt.
Bước 3: Phun thuốc diệt mối
Công ty diệt mối bằng các loại thuốc thế hệ mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp phép sử dụng.
Nếu như nhử mối với mục đích là nhử được nhiều mối có trong hộp nhử, càng nhiều càng tốt, cần có >(15-20%) cá thể mối trong tổ vào hộp nhử thì mục đích phun thuốc để diệt mối làm cho 15 - 20% số cá thể có trong một tổ mối phải dính thuốc ngay lần đầu tiên phun thuốc ấy và những cá thể dính thuốc đầu tiên với số lượng lớn như vậy sẽ mất khả năng nhận biết đồng loại, chúng sẽ ào ạt chạy về tổ, do va chạm và cấu xé nhau chúng sẽ lây nhiễm thuốc cho nhau và chết thối rữa, lên men làm mất cân bằng sinh thái trong một tổ mối (nhiệt độ, độ ẩm tăng) mà trước đó khi chưa phun thuốc vốn là cân bằng sinh thái.
Muốn cho nhiều cá thể mối trong trong một tổ mối bị nhiễm thuốc trong một thời gian ngắn, cần hoàn thành công việc phun thuốc diệt mối trong 1 buổi, không nên kéo dài thời gian phun thuốc trong 2 ngày trở lên ở một công trình xây dựng.
Cách phun thuốc diệt mối
- Đối với hộp nhử mối đặt dưới đất, nền nhà thì việc đầu tiên là nhấc hộp nhử lên rồi phun vào đáy hộp và nền đất, nơi tiếp xúc giữa đất và đáy hộp để làm cho những con mối có ở đó bị dính thuốc trước khi chạy về tổ, sau khi đặt nhẹ hộp nhử vào chỗ cũ, mở hộp nhử ra dùng tuốc-nơ-vít tách từng thanh gỗ ra để phun thuốc vào mối, phun xong xếp mồi nhử cho gọn gàng vào trong hộp nhử, tránh không để mối chết do xây xát.
- Đối với hộp nhử treo trên tường và trên cầu phong, li tô, trần nhà sau đó đặt hộp nhử mối lên tờ báo và mở hộp mối ra để phun thuốc diệt mối như ở trên, gạt nhẹ những con mối còn dính ở tờ báo vào hộp nhử trước khi đặt, buộc hộp nhử mối vào chỗ cũ. Khi phun thuốc phải điều chỉnh vòi phun thuốc để cho thuốc diệt mối dính đều trên cơ thể mối và nhiều cá thể dính thuốc.
Tuyệt đối không phun thuốc mối ngay tại nơi đặt hộp nhử mối. Khi phun thuốc chúng ta sẽ tháo lần lượt 2 hộp một và mang ra ngoài khu vực công trình để phun thuốc (Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bà bầu, trẻ em và gia đình vẫn sinh hoạt bình thường).
Phun thuốc diệt mối
Khi phun thuốc lây nhiễm phải thao tác nhanh, đều, đủ lượng theo quy định của loại thuốc và kinh nghiệm xử lý. Phun thuốc vào các hộp nhử trong công trình phải liên tục cho đến khi phun xong hộp cuối cùng có mối.
Bước 4: Nghiệm thu và đánh giá kết quả
Sau khi phun thuốc diệt mối 6 - 7 ngày thì ta tiến hành thu hồi các hộp nhử và phân hủy chúng bằng cách đốt để đảm bảo vệ sinh môi trường va tránh sử dụng lại.
Kiểm tra lại toàn bộ các điểm đặt hộp nhử mối, nếu không cònmối đi lại ở các đường mui cũ, đường đi khô là ta đã tiến hành nhử mối tận gốc thành công.
Nếu sau thời gian trên mà còn thấy mối đi lại ở đường mui cũ thì việc diệt mối chưa có kết quả do những nguyên nhân sau đây.
+ Mồi nhử mối không thích hợp (không ngon) nên mối không đến ăn hoặc đến ăn quá ít, mục đích diệt mối ra để nhử không đạt.
+ Định loại mối không chính xác.
+ Khi phát hiện mối đất, lại nhầm tưởng là mối nhà "diệt mối theo phương pháp lây truyền" sẽ mang lại hiệu quả ít.
+ Phun thuốc không đều, mối nhiễm thuốc ít, không đủ số lượng mối nhiễm thuốc để làm mất cân bằng sinh thái trong tổ mối.
+ Đặt hộp nhử không đúng nơi mối đang đi lại.
Kết quả nghiên cứu cho thấy "diệt mối theo phương pháp lây nhiễm chất độc hóa học" đã được ứng dụng trong sản xuất nhiều năm nay để diệt mối nhà (Coptotermes) có trong hàng ngàn công trình xây dựng nhà tạm, nhà cấp bốn, nhà tầng, cơ quan, công ty, chung cư cao tầng và các viện bảo tàng...
Bước 5: Phun thuốc phòng chống mối
Sau khi diệt mối xong, tiến hành phun thuốc phòng, chống mối vào các khu vực vừa xử lý diệt mối, đồng thời phun thuốc vào các khuôn, khe cửa và một số vị trí ẩm thấp, kín gió, thiếu ánh sáng của khu vực xử lý nhằm diệt trừ trực tiếp các ấu trùng mối còn sót lại, đồng thời, ngăn chặn sự xâm nhập của mối từ nơi khác tới và từ dưới lòng đất chui lên.
Cam kết bảo hành, an toàn lao động và vệ sinh môi trường khi diệt mối
1. Bảo hành
Sau khi nghiệm thu và thanh lý hợp đồng cho công trình, bên thi công diệt mối và phòng mối phải cam kết bảo hành cho công trình. Trong thời gian bảo hành, bên thi công phải xem xét và kiểm tra mối cho công trình. Nếu phát hiện có mối ,bên thi công phải xử lý ngay.
2. An toàn lao động và vệ sinh môi trường
2.1 Người sử dụng thuốc diệt mối và phòng mối phải được qua lớp huấn luyện an toàn lao động.
2.2 Trong khi làm việc người sử dụng thuốc diệt mối và phòng mối phải trang bị bảo hộ lao động (quần áo, găng tay, khẩu trang, ủng, mặt nạ,..) để tránh hít phải thuốc; tránh tiếp xúc với da, mồm, mắt, mũi; không hút thuốc, ăn uống trong khi làm việc.
Trường hợp dính phải thuốc vào người cần thay bảo hộ lao động và rửa sạch vùng bị dính thuốc bằng nhiều nước.
Sau khi sử thuốc phải rửa sạch chân tay hay tắm và rửa, giặt sạch trang bi bảo hộ lao động.
2.3 Không phun thuốc bên trong nhà hay bên trong Cơ quan mà phải tháo hộp mối mang ra phía bên ngoài như: cổng, mái nhà xe, ban công, hay vườn để không ảnh hưởng tới sinh hoạt của gia đình, cũng như an toàn tuyệt đối cho trẻ em và bà bầu.
2.4 Nếu thực hiện phun phòng mối bằng bình áp khí thì phải ngắt mạch điện nơi có đường dây điện trần hoặc dây điện bị hỏng lớp bảo vệ.
Trước khi xử lý thuốc có dung môi dầu, phải tắt nguồn lửa, cắt nguồn điện ở khu vực phun để tránh cháy nổ.
2.5 Trước khi khoan lỗ để thực hiện các phần việc: lập hàng rào phòng mối ngầm trong và ngoài công trình, xử lý phần tường tiếp giáp với các khuân cửa gỗ, xử lý nền tầng 1, xử lý các kết cấu gỗ và vật chứa xen-lu-lô. Cần phải hiểu biết đầy đủ sơ đồ mạng lưới hệ thống (điện, cấp và thoát nước, điện thoại, viễn thông, cáp kỹ thuật khác,..) để tránh khoan vào những chỗ đó gây nguy hiểm tính mạng và làm hỏng các hê thống này.
2.6 Người sử dụng thuốc diệt mối và phòng mối phải tuân theo hướng dẫn sử dụng, bảo quản,...như đã nghi trên bao bì và nhãn thuốc.
2.7 Kho đảm bảo thuốcdiệt mối và phòng mối phải đảm bảo các yêu cầu sau (theo quyết định số 145/2002 QDD-BNN ngày 18/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Địa điểm kho bảo quản thuốc (ngoài khu công nghiệp) phải được chấp thuận bằng văn bản của chính quyền địa phương có thẩm quyền;
- Kho phải được xây dựng vững chắc, bằng vật liệu khó cháy, không bị úng ngập, đảm bảo thông thoáng, thuận tiện cho các phương tiện chữa cháy hoạt động;
- Kho phải có dụng cụ chữa cháy, phòng độc, cấp cứu và có biển cảnh báo theo quy định của Nhá Nước.
Cam kết chất lượng dịch vụ diệt mối của Công ty Anh Tuấn