Công ty diệt mối và côn trùng Anh Tuấn chuyên cung cấp dịch vụ diệt mối gỗ ẩm tại nhà uy tín, chuyên nghiệp, giá cả cạnh tranh, bảo hành dài hạn. Đơn vị được thành lập từ năm 2004 và có trụ sở chính tại Hà Nội, với kinh nghiệm trên 20 năm cung cấp dịch vụ diệt mối, phòng mối, diệt côn trùng, phun khử khuẩn cho các công trình như: nhà ở, cơ quan, công ty, khu bảo tồn di tích, kho tàng, cây sống.
Với các chuyên gia cố vấn đầu ngành, đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm sẽ là nơi quý khách hàng an tâm và tin tưởng nhất. Hàng năm công ty Anh Tuấn diệt mối cho hàng trăm công trình lớn nhỏ tại Hà Nội và các tỉnh trong cả nước.
Quý khách hàng có nhu cầu diệt mối gỗ ẩm tại nhà, diệt côn trùng, phòng mối công trình xây dựng hãy gọi ngay cho chúng tôi số Hotline (Zalo): 0979 48 48 55 để được tư vấn và khảo sát miễn phí tận công trình 24/7 tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ.
Công ty diệt mối Anh Tuấn cam kết diệt mối bằng công nghệ lây truyền: An toàn - hiệu quả - tiết kiệm chắc chắn sẽ làm hài lòng khách hàng.
Mối gỗ ẩm là loài côn trùng nguyên thủy thuộc bộ cánh cứng, niêm đại tồn tại của mối có đến 200 triệu năm. Phương thức sống của mối là sống thành quần thể và gọi là côn trùng xã hội.
Những cá thể mối trong cùng một loài từ một đôi mối vua, mối chúa đầu tiên (nguyên thủy) sinh ra thành quần thể và trong quần thể ấy có nhiều đẳng cấp: mối vua, mối chúa, mối lính, mối thợ, mối non, mối cánh...và mỗi đẳng cấp ấy có chức năng khác nhau nên được gọi là côn trùng xã hội.
Đàn mối (chúng ta quen gọi là tổ mối) tùy theo giống mối từ hàng nghìn đến hàng vạn có khi tới hàng triệu con.
Trên trái đất mối phân bố chủ yếu trong một dải quanh xích đạo giữa vĩ tuyến 45° bắc và vĩ tuyến 45° nam. Châu phi là nơi tập trung nhiều mối. Lãnh thổ Việt Nam nằm trong giải phân bố này nên khá nhiều mối.
Trên thế giới có 2500 loài mối, theo kết quả điều tra bước đầu cho đến nay đã phát hiện hơn 1000 loài mối ở nước ta.
Theo tài liệu đào tạo chống mối nâng cao của Mỹ thì côn trùng gây hại gỗ xâm hại khốc liệt nhà cửa, chúng gây ra thiệt hại tài sản đến 2,5 tỉ USD. Chỉ riêng mối cũng gây thiệt hại tới 1,5 tỉ USD trong hơn 600.000 gia đình Mỹ mỗi năm.
1 . Chủng loại mối và phân bố
Cho đến bây giờ khó có thể tìm được những tài liệu nghiên cứu về phân loại mối hoặc những tác hại của mối trong các thư tịch cổ xưa nhất ở nước ta. Vào đầu thế kỷ 20 Holmgren 1922 đã mô tả các loài mối và tiếp đó là Bathellier 1927 đã có công trình nghiên cứu về hệ thống phân loại, sinh học về mối ở Đông Dương, trong tài liệu này có 19 loài mối đã được nghi nhận phân bố ở Đông Dương, trong đó có 17 loài phân bố ở Việt Nam. Sau 1945, qua 9 năm kháng chiến chống Pháp, những nghiên cứu về mối tạm thời bị gián đoạn.
Hòa bình lập lại năm 1954 đất nước vẫn 2 miền chia cắt, việc nghiên cứu về mối vẫn 2 miền riêng lẽ.
Ở Bắc Việt Nam những nghiên cứu về mối được bắt đầu từ năm 1962 và sau đó, những kết quả nghiên cứu về thành phần, phân bố và sinh học về mối đã được công bố, đáng chú ý là công trình "Mối (côn trùng bộ Isoptera) ở miền Bắc Việt Nam" (Luận văn Khoa học Nguyễn Đức Khảm) với một nội dung cơ bản của luận văn này tác giả đã tu chỉnh và xuất bản thành tập sách "Mối ở miền Bắc Vệt Nam 1976".
Trong tác phẩm này có 4 họ mối (Kalotermitidae, Termopsidae, Rhinotermitidae và Termitidae), 20 giống gồm 61 loài mối thuộc bộ cánh bằng (Isoptera) đã được nghi nhận ở Bắc Việt Nam. Gần 13 năm sau cũng chính tác giả đã thông báo bổ sung về tên các loài mối được phát hiện ở cả hai miền Nam Bắc Việt Nam. Trong tài liệu "Danh sách những loài mối ở Việt Nam đã được tu chỉnh và bổ sung", chính tác giả đã bổ sung thêm 3 giống gồm 21 loài, đưa tổng số mối được phát hiện ở Việt Nam đến năm 1989 là 23 giống gồm 82 loài mối thuộc bộ cánh bằng ((Isoptera) ( Nguyễn Đức Khảm 1989). Tiếp theo đó khi nghiên cứu về một loài mối hại đê đập Vũ Văn Tuyển (1982) đã bổ sung thêm một số loài mối hại đê.
Ở Nam Việt Nam; Theo tài liệu của Lâm Bình Lợi, Patrick y Durand (1971) thì ở Việt Nam có 3 họ (Kalotermitidae, Rhinotermitidae và Termitidae không có họ Termopsidae), 18 giống gồm 37 loài được nghi nhận ở Nam Việt Nam, trong đó Kalotermitidae có 1 giống gồm 1 loài, Rhinotermitidae có 3 giống gồm 7 loài và Termitidae có 14 giống gồm 29 loài. Gần đây trong công trình "Mối Macrotermes (Termitidae, Isoptera) ở Việt Nam và biện pháp phòng trừ (Luận văn Khoa học 1997" của Nguyễn Tân Vương) tài liệu này đưa ra 14 loài mối thuộc giống Macrotermes được nghi nhận ở Nam Việt Nam, trong đó có 4 loài mới có khu hệ và 3 loài mới cho kha học. Như vậy ở Việt Nam có 18 giống gồm 44 loài thuộc Isoptera được phát hiện từ Đèo Ngang trở vào (Lâm Bình Lợi 1971 và Nguyễn Tân Vương 1997).
2. Phòng trừ mối
Nhìn lại phương pháp phòng trừ mối ở các nước lân cận gần đây cho thấy rằng "Phương pháp phòng trị mối" của Lý Thủy Mỹ được xuất bản bằng tiếng Trung Quốc năm 1958, và được Xuân Chỉ dịch ra tiếng Việt năm 1961 là một tài liệu được chú ý nhiều. Đối với cách diệt mối trong công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi, thì Lý Thủy Mỹ chú ý đặc biệt đến cách tìm tổ và phun thuốc vào tổ trực tiếp để diệt mối, nhưng theo cách tìm tổ bằng kinh nghiệm, với những dụng cụ thô sơ như đèn pin và tuốc nơ vít thì chỉ tìm được những tổ mối nằm lộ trên mặt đất, còn những tổ ở sâu trong lòng đất thì thật khó tìm.
Những tổ mối mà tác giả nêu ra khi tìm được rồi phun thuốc vào để diệt chúng thực ra đó là những "tụ điểm" này mối đã tìm ra được thức ăn mà mối rất thích, nên mối đến rất đông, mà không phải là "tổ mối đích thực" vì tác giả không chứng minh được cái gọi là "tổ mối" được phát hiện đó là tổ chính hay tổ phụ và trong đó có mối vua hay mối chúa hay không? Vì lẽ đó phương pháp này có thể thành công trong khi tìm được "tụ điểm" của tổ mối, tức là nơi tập trung cá thể mối nhiều >15 - 20% tổng số cá thể trong trong tổ mối, thì sau khi phun thuốc có số lượng lớn cá thể mối (15 - 20%) bị lây nhiễm dẫn đến chết thối rữa đủ để làm mất cân bằng sinh thái trong tổ mối, làm cho cả tổ mối bị diệt. Và ngược lại nếu không tìm được tụ điểm của tổ mối (không phải là tổ mối đích thực vì trong đó hiện không có mối vua, mối chúa), thì số cá thể bị nhiễm thuốc quá ít (<10%) trong tổng số cá thể một tổ mối, thì khả năng phục hồi của tổ mối có thể diễn ra.
Trong tập sách năm 1958 của Lý Thủy Mỹ mới chỉ đề cập đến tìm tổ và phun thuốc diệt mối trong các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi, mà chưa nói đến nhử và diệt, do vậy cũng chưa chủ động để nhử một số lượng mối đủ lớn (15 - 20%) để khi phun thuốc làm cho mối lây nhiễm dẫn đến mất cân bằng sinh thái trong tổ mối làm cả tổ bị diệt.
Đối với cách diệt mối cho cây rừng và cây công nghiệp thì Lý Thủy Mỹ (1958) đã dùng phương pháp "dụ mối để diệt" . Bằng cách đào hố nhử với kích thước rộng 2,5 thước, dài 3 thước, sâu 2 thước (Trung Quốc) rồi để những mồi mà chúng thích ăn, khi kiểm tra có mối ăn nhiều thì phun thuốc diệt chúng.
Cả 2 phương pháp trên có những ưu điểm là trong một số trường hợp đã diệt được mối, làm cho tổ mối không phục hồi được, nhưng chưa chủ động hoàn toàn, nhất là đối với công trình xây dựng, nhưng qua đó đã có những gợi ý hay cho những gười nghiên cứu diệt mối sau này.
Khoảng 7 năm sau, tập sách của Thái Bang Hoa (1964: Trung Quốc kinh tế côn trùng chí, tập 8, Bạch Nghị) đã đưa ra phương pháp phun thuốc diệt tổ mối. Nội dung của phương pháp này là: Đem thuốc hữu hiệu phun trực tiếp vào trong tổ mối, có thể trong thời gian ngắn làm cho toàn bộ quần thể mối bị diệt tương đối triệt để, nhất là trong tổ mối to, sống tập trung như mối nhà (Coptotermes) thì hiệu quả càng rõ ràng, đó cũng là một phương pháp phòng trị mối được ứng dụng rộng rãi.
Phương pháp này được ứng dụng bằng 2 cách như sau:
1) Tìm tổ mối
2) Phun thuốc mối
Về cơ bản của phương pháp phun thuốc diệt mối được tác giả đưa ra hầu như không khác phương pháp của Lý Thủy Mỹ đã nêu ra ở trên là cùng tìm tổ và phun thuốc, nếu có khác là ở chỗ Thái Bang Hoa đã chọn lời khuyên rằng; Phương pháp tìm tổ phun thuốc thường áp dụng có hiệu quả để diệt mối nhà Coptotermes (Rhinotermitidae) nhưng áp dụng ít hiệu quả để diệt đối với các loài mối đất (Termitidae).
Những điều nghi nhận ở trên đây cho thấy rằng về phương pháp phòng trị mối nhà (Coptotermes) ở một số nước lân cận cho đến năm 1964 còn đang dừng lại ở phương pháp tìm tổ và phun thuốc để diệt, nhưng những phương pháp đã được nêu ra ở trên là những gợi ý đúng cho hướng đi sau này khi nghiên cứu diệt mối theo phương pháp lây nhiễm.
Ở nước ta, sau ngày giải phóng miền Bắc năm 1954, nhưng thực chất mãi tới năm 1961, sau khi thành lập Viện nghiên cứu Lâm Nghiệp, nay là Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam, thì công tác nghiên cứu phòng trừ mối mới được tiến hành do đòi hỏi cấp bách của sản xuất và đời sống lúc đó.
Trong quá trình nghiên cứu về bảo quản lâm sản nói chung và phòng trị mối nói riêng, những người nghiên cứu phòng trừ mối đã kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các tác giả trước kia và đã tìm hướng đi đúng.
Từ những nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất, tác giả Nguyễn Thế Viễn trong bài viết về (Phòng trừ mối trong xây dựng, Tập san Lâm Nghiệp (TSLN) Số 2 và 5 năm 1964) đã đưa ra nhận xét về đặc tính sinh vật học của mối và nghi nhận rằng ở Bắc Việt Nam có hai nhóm mối gây hại gỗ xây dựng là: Mối gỗ khô và mối đất (mối hại cây trồng, hại đê đập, hại đường sắt thuộc lĩnh vực khác), có lẽ danh từ mối gỗ khô, mối đất có tên gọi từ đó. Trong tài liệu này tác giả đã đưa ra cách diệt mối nên làm bẫy để nhử mối: đào 1 hố dài 100cm ngang 50cm, sâu 40cm, cho mồi nhử mối vào đó và tưới nước cho ẩm, đậy nắp lại, khi mối vào nhiều dùng thuốc SiF6NA2, DDT để phun diệt mối. Tác giả Nguyễn Thế Viễn là một trong những người đầu tiên đưa ra phương pháp dùng hố nhử để bẫy mối và diệt chúng trong các công trình xây dựng ở nước ta.
Cũng trong thời gian này, khi nghiên cứu về đặc tính sinh vật học của mối và biện pháp phòng trừ mối cho công trình xây dựng (Tập san xây dựng (TSXD) số 3,5 và 8 năm 1964) tác giả Nguyễn Xuân Khu đã đưa ra phương pháp phòng chống mối cho công trình xây dựng bằng cách xây dựng một hệ thống cách ly mối, để không cho mối từ bên ngoài xâm nhập vào công trình xây dựng. Với phương pháp này người ta tạo ra xung quanh công trình xây dựng một hệ thống hàng rào bằng các hố nhử mối với kích thước của hố nhử là: 40 - 50cm (rộng); 50 - 60cm (dài); 40 - 50cm (sâu), hàng rào hố nhử này cách nền móng từ 5 - 10m, trong hố nhử đặt mồi nhử mối, và có nắp đạy ở trên. Khi kiểm tra có nhiều mối trong hố nhử thì dùng thuốc bột, thuốc nước hoặc hun hơi xử lý diệt mối để không cho mối từ bên ngoài xâm nhập vào công trình xây dựng. Đối với những phương pháp diệt và phòng mối đã kể trên tuy chưa hoàn chỉnh vì chưa chủ động nhử mối để diệt ở bất cứ nơi nào trong công trình xây dựng cũng như đã hạn chế sự phá hại của mối trong công trình xây dựng một cách tích cực.
Sau đó không lâu, công trình", năm 1971 của Nguyễn Chí Thanh đã được công bố. Thông qua những kết quả nghiên cứu có trong tập sách này cho thấy tác giả đã đi sâu nghiên cứu theo định hướng diệt mối theo phương pháp lây truyền và qua đó lý giải có tính thuyết phục về quá trình mối chết sau khi bị lây nhiễm bởi thuốc bột TM-67. Không dừng lại ở đó, tác giả đã đi sâu nghiên cứu về tính ổn định những nhân tố sinh thái (nhiệt độ, độ ẩm) trong một tổ mối trước khi phun thuốc và sự mất ổn định những nhân tố sinh thái trong tổ mối đó sau khi phun thuốc diệt mối dẫn đến cả tổ mối bị diệt mà không cần tìm tổ, không cần đào bới. Những kết quả nghiên cứu đó đã làm phong phú thêm về đặc tính sinh học và sinh thái học của giống mối nhà Coptotermes. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu bổ sung về giống mối nhà, tác giả đã chỉnh lý để xây dựng Luận văn Phó tiến sĩ và bảo vệ thành công năm 1996.
Trong quá trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Chí Thanh đã cải tiến cách nhử mối, từ hố nhử mối được thay thế bằng hộp nhử mối (hộp bằng các tông, bên trong đựng mồi nhử mối) mà các tác giả trước đó khi nghiên cứu về mối đã chưa đề cập đến. Trước kia muốn nhử mối phải đào hố nhử mối, và như vậy chỉ có thể áp dụng một cách thuận lợi đối với nhà nền đất, còn đào hố nhử mối ở những nhà có nền nhà bằng xi măng hoặc đá hoa, nhà cao tầng, biệt thự, mái nhà lợp ngói thì khó thực hiện vì sẽ ảnh hưởng đến độ bền vững và vẻ đẹp vốn có của công trình. Còn đối với hộp nhử mối thì nó sẽ khắc phục được những nhược điểm trên, vì hộp nhử mối có thể đặt hoặc buộc chặt vào bất cứ nơi nào có mối qua lại để nhử và diệt chúng trong các công trình xây dựng.
Những cải tiến từ hố nhử bằng thùng nhử và sau cùng là hộp nhử mối có ý nghĩa thực tiễn nhiều, vì có được hộp nhử mối con người sẽ chủ động dụ được nhiều mối từ tổ mối để diệt chúng một cách triệt để (ở đây chỉ mối nhà Coptotermes).
Tuy vậy không phải trường hợp nào cũng áp dụng phương pháp diệt lây truyền cũng thành công cả. Trong cuốn sách "Mối ở miền Bắc Việt Nam 1976" của Nguyễn Đức Khảm, tác giả nghi nhận rằng "Sau khi công trình nghiên cứu của Lý Thủy Mỹ ra đời một thời gian thì thành tựu đó cũng được áp dụng vào miền Bắc nước ta, song kết quả thì không được là bao và thường mối không bị diệt trong toàn tổ" (tài liệu dẫn trang 182-1976).
Mười năm sau, qua những nghiên cứu và thực nghiệm về diệt mối, Nguyễn Đức Khảm và Vũ Văn Tuyển (1985) và không xa với những kết quả nghiên cứu đã được công bố ở trong nước về "Diệt mối theo phương pháp lây truyền" của Nguyễn Chí Thanh (1971). Tác giả Nguyễn Đức Khảm (1985) đã nghi nhận "Trong một số trương hợp nhất là khi không có cách truy tìm được tổ chính hoặc khi thăm dò tổ chính gặp khó khăn do một nguyên nhân nào đó, thì việc sử dụng biện pháp lây nhiễm một cách đúng quy trình và có thể là việc cần thiết, và thuốc bột acsenic là loại thuốc được dùng để diệt mối bằng phương pháp lây nhiễm tốt nhất hiện nay, nhưng các hợp chất này là những chất có chứa độc tố cho mối chết, nên khi sử dụng thuốc phải theo đúng quy trình và quy định bảo hộ lao động.
Ở Việt Nam ngoài những công trình nghiên cứu về diệt mối theo phương pháp lây truyền, còn có những kết quả về "phòng mọt, mục cho gỗ" "chọn các loại gỗ có sức đề kháng với tự nhiên đối với mối", "tìm tổ để diệt, cách ly cơ giới đối với mối, phòng mối có trọng điểm", "xử lý chân tường để phòng mối", "phương pháp phóng xạ", "phương pháp thăm dò điện để tìm tổ mối và diệt chúng", "Bơm nước và thuốc sát trùng vào tổ mối để diệt chúng".
Đại diện cho nhóm này là giống Coptotermes thuộc họ Rhinotermitidae. Tổ mối các loài này thường sống ở dưới mặt đất, có khi ở trong các tấm panen, tổ mối có liên hệ với nguồn nước và đất, không có vườn nấm, mối tiêu hóa gỗ trực tiếp với sự hỗ trợ của vi sinh vật trong ruột mối. Để phát hiện giống mối này, nhờ những đường mui của chúng đắp trên mặt tường hoặc đường đất đùn ra từ kẽ nứt, khuyết tật của gỗ, quan sát thấy đường mui màu thẫm, ẩm thường có mối bên trong đi lại, nếu đường mối khô, hoặc bong ra thì ít khi phát hiện có mối bên trong. Cũng có thể dùng búa, tuốc-nô-vít gõ vào gỗ phát hiện ra tiếng kêu bục bục sẽ dự đoán có mối.
1. Diệt mối gỗ ẩm là gì?
⇒ Diệt mối là sử dụng phương pháp thích hợp để diệt cho từng loại mối gỗ ẩm, sau khi phát hiện mối. Dùng thuốc diệt mối để bơm hoặc phun lên cá thể mối, mối dính thuốc sẽ lây lan nhau mà chết và làm mất cân bằng sinh thái trong hệ thống tổ. Một thời gian mối sẽ bị tiêu diệt và làm chết cả đàn mối.
2. Quy trình diệt mối gỗ ẩm theo phương pháp lây truyền
Diệt mối theo phương pháp lây truyền, phương pháp này sử dụng để diệt mối gỗ ẩm (giống Coptotermes) là giống mối gây hại chủ yếu ở công trình xây dựng đang sử dụng.
Biện pháp xử lý:
Bước 1: Điều tra khảo sát
Điều tra khảo sát để phát hiện những nơi đang có mối hoạt động và phân loại mối thuộc nhóm mối nào để có phương pháp phòng trừ thích hợp, nếu không phân loại được thì gửi về cơ quan có chuyên môn sâu về lĩnh vực này giúp đỡ để phân loại mối chính xác, đưa ra phương án xử lý phù hợp và kết quả diệt mối đạt chất lượng cao nhất.
Bước 2: Cách đặt hộp nhử và số lượng đặt
Sau khi cậy một đoạn đường mui có mối, đặt hộp nhử vào đó. Thông thường đặt hộp nhử ở nền nhà ven chân tường là ổn định. Trường hợp các đường mui xuất hiện trên tường hay khuôn cửa, trần nhà, cột, xà gỗ,...phải đóng đinh, buộc dây thép hoặc dùng băng dính để cố định chắc chắn cho hộp nhử.
Số lượng hộp nhử được đặt phụ thuộc chỗ mối xuất hiện và lượng mối ra nhiều hay ít mà quyết định. Nơi nghi ngờ khả năng mối xuất hiện cũng có thể đặt hộp nhử.
Bước 3: Theo dõi mồi vào hộp nhử
Sau một thời gian mối sẽ vào hộp nhử ăn mối, nếu sau thời gian dài mối không vào thì cần phun thêm nước vào hộp nhử, tạo độ ẩm kích thích cho mối vào.
Bước 4: Phun thuốc diệt mối lây nhiễm
Khi mối đắp đường mui kín quanh hộp cần phải theo dõi một thời gian, khi mối vào nhiều, tiến hành phun thuốc lây nhiễm vào hộp.
Lưu ý:
- Khi phun thuốc lây nhiễm phải thao tác nhanh, đều, đủ lượng thuốc theo quy định của loại thuốc và kinh nghiệm xử lý.
- Phun thuốc vào các hộp nhử trong cùng một công trình phải liên tục cho đến khi phun xong hộp cuối cùng có mối.
Bước 5: Thu hồi hộp nhử
4 - 5 ngày sau khi phun thuốc, thu hồi các hộp nhử và hủy hộp nhử bằng cách đốt để đảm bảo vệ sinh môi trường và tránh sử dụng lại.
+ Công ty diệt mối Anh Tuấn cam kết nếu không hết mối sin hoàn lại tiền.
+ Tuyệt đối an toàn vệ sinh môi trường.
+ Bảo hành uy tín từ 1 đến 5 năm.
+ Thuốc diệt mối được Bộ Nông nghiệp Phát tiển Nông thôn cho phép.
+ Giá cạnh tranh nhất.
Một số bài viết được nhiều khách hàng quan tâm:
15 sự thật mà bạn chưa biết về loài mối
Mối có lây từ nhà này sang nhà khác không?
Diệt mối trong bao nhiêu ngày?
Cần phải làm gì khi phát hiện mối?
======================================
Mọi thông tin về dịch vụ diệt mối gỗ ẩm tại nhà xin liên hệ:
Công ty TNHH Kinh Doanh Dịch Vụ Diệt Mối Anh Tuấn
Địa chỉ: Số 9 ngõ 181 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Hotline (Zalo): 0979 48 48 55
Email: tranvankhang201981@gmail.com
Website: www.dietmoianhtuan.com