Mối trông như thế nào? Mối là loài côn trùng trông rất nhỏ bé, mối thợ có màu trắng sữa, mối lính có thân màu trắng sữa và đầu màu vàng, trên đầu có hai cái sừng nhọn để tấn công kẻ địch, khi bạn phát hiện thì chỉ phát hiện được mối lính và mối thợ, đó là hai loại mối đi tìm kiếm thức ăn và sẽ di chuyển ra bên ngoài tổ. Mối vua, mối chúa, mối non, trứng mối sẽ chỉ ở bên trong tổ. Riêng mối cánh sẽ ở trong tổ khi chúng chưa trưởng thành, sau khi trưởng thành vào mùa mưa từ tháng 3, 4 cho tới tháng 8 mối cánh trưởng thành sẽ bay giao hoan ra ngoài tổ, một phần sẽ bị rơi xống đất và rụng cánh chết và ít cá thể sẽ tìm kiếm bạn đời để thành lập tổ mới. Riêng mối lính, khi bạn cầm một vật gì đó và chạm vào đàu con mối nó sẽ tiết ra một ít dịch màu trắng sữa từ miệng. Vậy nếu bạn thắc mắc mối trông như thế nào thì hãy tham khảo bên dưới bài viết này, chúng tôi mô tả chi tiết đặc trưng hình thái bên ngoài của mối.
Mối là loài côn trùng đa hình thái, mỗi một tổ tự hình thành một quần thể. Từ một đôi mối ban đầu (bố, mẹ) thường được gọi là mối vua, mối chúa, chúng bắt đầu sinh sản, không ngừng đẻ trứng, trứng nở ra mối non, từ mối non bắt đầu phân thành hai loại hình lớn: loại hình sinh sản và loại hình không sinh sản. từ hai loại này lại phân ra nhiều đẳng cấp.
- Loại hình không sinh sản gồm có mối lính, mối thợ.
- Ở một số loài cùng là mối lính lại có mối lính lớn và mối lính nhỏ, mối thợ lớn và mối thợ nhỏ (Mactotermes barneyi Light). Do hiện tượng đa hình thái đó mà việc định loại mối có lúc gặp những khó khăn.
Cũng như những côn trùng khác, cơ thể mối chia ra làm 3 phần là đầu, ngực và bụng, đầu có thể chuyển động và mang bộ phận miệng, mắt, râu đầu và còn mang thêm hai đôi cánh. Bụng có 10 đốt. Lỗ sinh dục con đực ở giữa mảnh bụng đốt thứ 9 và đốt thứ 10, còn lỗ sinh dục con cái nằm ở mặt bụng đốt thứ 7. Mức độ ky tin hóa của đầu và cơ thể mối không giống nhau.
Nói chung là mối cánh trưởng thành hơi rắn hơn so với mối lính và mối thợ. Cơ thể mối và các chi phụ có lông nhỏ. Thân mối có màu sắc từ trắng đến vàng, nâu cho đến đen, phần lớn là màu nhạt.
Chiều dài của mối lính và mối thợ từ vài mm đến mười mấy mm. Chiều dài mối cánh trưởng thành từ 10mm đến 30mm. Còn đối với mối chúa trưởng thành đã sinh đẻ nhiều, bộ phận bụng phình to, cơ thể có thể đạt từ 60 - 70mm. Hình thái bên ngoài mối thợ và mối non gần giônhs nhau, nhưng mối non toàn thân gần như màu trắng sữa kể cả miệng, còn đối với mối thợ thì màu thẫm hơn, đặc biệt là đôi hàm trên có màu nâu hoặc màu nâu đen đã được ky tin hóa cao nên rất chắc chắn. Cơ thể mối gồm 3 bộ phận được mô tả sơ lược như sau:
Đầu thường có hình tròn, hình trứng hoặc hình chữ nhật. Sự biến hóa hình thái cũng rõ ràng hơn, đầu mối thợ và mối sinh sản phần lớn là tròn và hình trứng. Mặt lưng của đầu về phía trước thường có một đường ngấn dọc và một đường ngấn ngang hợp với nhau thành hình chữ T hoặc chữ Y, có đôi khi không rõ ràng. Đối với mối nhà Coptotermes đường ngấn này là chỗ thóp ở mối lính, thóp này tiết ra một dịch thể như sữa mang tính axít đặc quánh.
Đầu của mối cánh trưởng thành có một đôi mắt kép hình tròn hoặc hình gần tròn đính ở hai bên đầu, phía trước mắt kép về phía lưng mỗi bên thường có một mắt đơn trong xuốt không màu, một số ít loài không có mắt đơn.
Mắt kép của mối sinh sản bổ sung cánh ngắn tương đối nhỏ, còn đối với mối không sinh sản thì không có mắt hoặc đối với mối có đẳng cấp thấp tì phía sau râu đầu có mắt phát triển yếu ớt, ở cuối phía trước hai bên đầu có một đôi râu đầu, phần lớn các đốt râu có hình tròn hoặc viên chùy, cá biệt có đốt dài. Râu đầu có 9 - 30 đốt hình chuỗi hạt, Trong cùng một loài thì số đốt râu đầu của mối cánh trưởng thành là nhiều so với mối thợ và mối lính.
Miệng ở cuối phần trước của đầu gồm có môi trên, hai hàm trên, hai hàm dưới và xúc biện hàm dưới, môi dưới và xúc biện môi, lưỡi (Hypophanynx).
Ngực gồm có 3 đốt: Ngực trước, ngực giữa và ngực sau, mỗi đốt do những tấm ky tin hóa được sắp sếp theo vị trí thích hợp gọi là tấm lưng, tấm bên, tấm bụng, nhờ có chất màng liên kết các đốt ngực lại với nhau. Mỗi đốt ngực mang một đôi chân. Đối với mối cánh trưởng thành thì ở tấm lưng ngực giữa và ngực sau, mang một đôi cánh ở mỗi đốt.
Cánh được tạo thành bởi chất màng có hình dạng hẹp và dài, khi không bay thì 4 cánh xếp trên lưng và hướng về phía sau và dài vượt quá phần cuối của bụng.
Cánh trước hơi dài hơn cánh sau. Sự phân bố gân cánh trước và cánh sau cũng không hoàn toàn giống nhau. Với mối ở đẳng cấp thấp thì sự khác biệt này lớn còn với mối ở đẳng cấp cao thì sự khác biệt này ko nhiều . Sau khi bay lượn giao hoan cánh của mối cánh trưởng thành bị dứt rời ra từ khớp gẫy của cánh. Bốn cánh bị rơi ra , phần gốc cánh còn giữ lại được có dạng gần như hình tam giác gọi là vảy cánh . Kích thước to nhỏ và hình dạng của vảy cánh biển đổi khác nhau tùy theo loài . Sự biến hóa của gân cánh có những thay đổi lớn , nói chung theo quy luật , cánh của mối ở đẳng cấp thấp thì phức tạp , còn cánh mối ở đăng cấp cao thì đơn giản (H. 60). Gân (mạch) cánh ở mối cánh trưởng thành thuộc họ Kalotermitidae có thể nhìn thấy được gân mép trước (c), gân phụ mép trước (sc), gân đường kính (r), gân giữa (m), gân khuỷu (cu), gân phân kính (rs).
Mặt bụng của mỗi đốt ngực sinh ra một đôi chân, chân theo kiểu bò, nói chung là ngắn. Mỗi chân gồm có đốt háng (coxa), chuyển (trochanter), đùi (fermar), chày hay ống (tibia) và bàn tarsus). Đốt háng và đốt chuyển rất ngắn, đốt đùi và đốt chày thường dài, mép bên đốt chày thường sinh ra một hàng gai, cuối đốt chày có 2- 3cái gai cứng bàn chân bao gồm mấy đôts nhỏ , đối với họ mối Mastotermitidae bàn chân là 5 đốt còn bàn chân họ mối Termopsidae thì sợ phâ chia đốt không hoàn chỉnh , do vậy từ mặt dưới nhìn thấy 5 đốt , nhưng nhìn mặt lưng chỉ có thể thấy 4 đốt , đốt bàn chân của mấy họ mối còn lại đều là 4 đốt , ở cuối của đốt bàn chân sinh ra một đối vuốt cong.
5. Bụng mối
Bụng mối có dạng hình trụ hoặc hình quả mướp , do 10 đốt tạo thành , mỗi đốt có 1 tấm lưng , tấm bụng của đốt thứ nhất của mặt bụng thường thái hóa thành một phiến nhỏ , từ đốt thứ 2 trở về sau , mỗi đốt đều có tấm bụng rõ ràng đối với con đực của mối cánh trưởng thành thì hình dạng của tấm bụng đốt thứ 2 đến đốt thứ 9 là có độ lớn giống nhau , đốt thứ 10 phân ra làm 2 lỗ sinh dục ở giữa tấm bụng đốt thứ 9 và 10 . Còn con cái mối cánh trưởng thành thì độ dài của tấm bụng thứ 7 thường lớn hơn các đốt khác còn lại . Trên mép các tấm lưng có nhiều lông . Phần cuối bụng có đối lông đuôi (cerci) và một đôi châm đuôi (styli).
Đặc tính sinh vật học của mối là sinh sống thành quần thể và quần thể này là một dơn nguyên tổ thành quần thể mối. Trong quần thể mối trưởng thành bao gồm rất nhiều cá thể. Ở trong quần thể mối đẳng cấp hơi thấp như mối gỗ họ Kalotermitidae thì có từ 100 đến mấy nghìn cá thể, còn trong quần thể mối đẳng cấp hơi cao như mối đất cánh đen Odontotermes formosanus Shiraki (Termitidae) thì có đến 2 triệu cá thể.
Sự lớn nhỏ của quần thể và sự ít nhiều cá thể trong quần thể không những tùy thuộc vào chủng loại khác nhau, mà ngay trong một quần thể đông nhất cũng thay đổi khác nhau tùy theo thời tiết, các chất dinh dưỡng và điều kiện sinh sống không giống nhau, dẫn đến quá trình suy vong và phát triển của quần thể mối cũng thay đổi. Như nói ở trên, một quần thể nói chung là một đơn nguyên sinh sống, nếu như mối sống đơn lẻ hoặc sống với số lượng quá ít thoát ly quần thể thì không thể tồn tại, đó là sự khác nhau rõ ràng giữa côn trùng sống đơn lẻ như côn trùng cánh cứng (Coleoptera) và mối sống quần thể (Isoptera).
Trong quần thể mối có 2 loại hình lớn:
- Mối sinh sản: mối vua, mối chúa.
- Mối không sinh sản: mối lính (mối bảo vệ), mối thợ (mối lao động).
+ Loại hình sinh sản hoặc gọi là mối sinh sản
Loại hình này có thân hình tương đối lớn, nhất là mối chúa có phần bụng cực kỳ to. Cơ thể chúng có cơ quan sinh sản phát dục hoàn chỉnh, nên trong quần thể mối chúa có tác dụng giao phối vá đẻ trứng, về nguồn gốc và hình thái không giống nhau, nên mối sinh sản có thể chia ra làm 3 đẳng cấp như sau:
1. Mối vua và mối chúa nguyên thủy
Mối cánh trưởng thành sau khi bay giao hoan, rụng cánh đã ghép đôi và sinh sản gọi là mối vua và mối chúa nguyên thủy, chúng là kẻ sáng lập đầu tiên một quần thể mối, cho nên trong quần thể mối phần lớn có đẳng cấp này. Đặc điểm về mặt hình thái, màu sắc của thân hơi thẫm và rắn hơn, có mắt kép và mắt đơn phát triển, mặt lưng ngực giữa và ngực sau còn giữ lại vẩy cánh, sức sinh sản lớn.
Phần lớn trong một quần thể mối chỉ có một đôi mối vua và mối chúa nguyên thủy, nhưng cũng có trường hợp có 2 hoặc có 3 đôi mối vua và mối chúa: ví dụ - Giống mối đất Odontotermes và Macrotermes thường có hiện tượng này. Loài mối đen Odontotermes formosanus Shiraki thì hiện tượng nhiều mối vua và mối chúa trong một quần thể đồng nhất là rất phổ biến, có khi nhiều đến 5 vua 8 chúa, trong đó thường đếm được mối vua ít hơn mối chúa. Cái đó có thể là kết quả của hiện tượng mối vua chết sớm hoặc sự trốn chạy của mối vua khi xây dựng tổ mối, hiện tượng này còn chưa khẳng định.
2. Mối vua, mối chúa bổ sung cánh ngắn
Loại mối này có thể không phải là đẳng cấp tồn tại phổ biến. Về đặc trưng hình thái thì mầu sắc của thân là hơi nhạt và thân hơi mềm có mắt kép, tấm lưng ngực giữa và ngực sau có mầm cánh nhỏ, ngắn giống như cánh con cào cào còn non. Sức sinh đẻ của nó kém hơn mối vua và mối chúa nguyên thủy như đã nói ở trên, về số lượng thì nói chung là nhiều hơn so với mối vua và mối chúa nguyên thủy.
Ví dụ: Trong một quần thể mối Globitermes audax Silvestri cùng một lúc thấy được 43 mối chúa cánh ngắn. Mối vua, mối chúa cánh ngắn này sau khi mối vua và mối chúa nguyên thủy chết thì mới xuất hiện, nhưng cũng có khi tồn tại đồng thời mối vua và mối chúa nguyên thủy.
3. Mối vua, mối chúa không cánh
Cũng giống như mối vua mối chúa cánh ngắn, loại này không tồn tại phổ biến trong chủng loại mối, nhưng so với mối vua và mối chúa cánh ngắn càng ít thấy hơn. Về mặt hình thái thì, màu sắc thân thể rất nhạt thường thường là màu vàng, thậm chí màu trắng, thân thể so với mối vua, mối chúa cánh ngắn càng mềm, không có mắt kép, và đặc biệt là trên tấm lưng của ngực giữa và ngực sau không có mầm cánh.
Đẳng cấp này thường chỉ tồn tại trong quần thể khi mối vua và mối chúa nguyên thủy mất đi. Ngoài 3 loại đẳng cấp trên có khi còn có loại hình trung gian giữa 3 đẳng cấp trên. Mối vua, mối chúa cánh ngắn và mối vua, mối chúa không cánh không bao giờ bay ra khỏi tổ vì không có cánh đầy đủ để bay giao hoan phân đàn như mối cánh trưởng thành đồng loại.
+ Loại hình mối không sinh sản
1. Mối lính (mối bảo vệ)
Mối lính thuộc đẳng cấp thứ 2 trong loại hình không sinh sản. Trong chủng loại mối, thì ngoài giống Anoplotermes không có mối lính ra, những chủng loại mối còn lại thì đều có mối lính. Mối lính có con đực và con cái nhưng không sinh sản được. Đặc trưng hình thái của chúng tương đối rõ ràng, trừ phân họ mối mũi dài Nasutitermitinae Hare (Termitidae) ra, còn mối lính các họ khác đều có hàm trên phát triển và dài. Hàm trên của mối lính trong phân họ Nasutiermitinae rất nhỏ, nhưng phần trán đột nhiên kéo dài ra thành dạng ống hoặc dạng cái dùi, gọi là ồng trán, ở đỉnh nhọn của ống trán này có lỗ thông ra ngoài, có thể tiết ra một chất dịch độc có tính axít.
Do mối lính có hàm trên phát đạt hoặc ống trán có khả năng tiết chất độc, nên vai trò của mối lính là kẻ bảo vệ quần thể mối, ngoài nhiệm vụ bảo vệ ra, mối lính không tham gia xây dựng quần thể mối.
Do chuyên hóa bộ phận miệng dùng để bảo vệ, nên mối lính đã mất đi năng lực tự lấy thức ăn cho mình, để tồn tại cho mối lính, mối thợ đã phải mớm thức ăn cho mối lính, một số loài mối có 2 loại mối lính: mối lính to và mối lính nhỏ.
2. Mối thợ
Mối thợ là loại mối đẳng cấp chiếm đông nhất trong loại hình không sinh sản của quần thể mối. Mối thợ cũng có mối đực và mối cái nhưng cơ quan sinh sản không hoàn chỉnh nên không đẻ được trứng.
Mối thợ chỉ đảm nhận nhiệm vụ kiếm thức ăn, xây tổ, làm đường mui, mớm thức ăn, chăm sóc mối non, vận chuyển trứng mối,...để duy trì sinh sống trong quần thể.
Về hình thái mối thợ gần giống với mối non, nhưng thân hình to hơn với mối non, các bộ phận của mối thợ khác hẳn với mối non: mối thợ thân hình màu thẫm hơn, nhất là phần miệng, hai hàm trên của mối thợ được ky tin hóa cao, có màu nâu hoặc nâu thẫm. Đai đa số trong chủng loại mối, mối thợ chỉ có một loại nhưng một số loài có 2 loại là mối thợ to và mối thợ nhỏ.
Thời kỳ bay giao hoan của quần thể mối tùy thuộc vào chủng loại mối và vùng phân bố. Theo kết quả nghiên cứu ở nước ta mối bay giao hoan từ tháng 4 đến tháng 8 nhưng mạnh nhất vào tháng 4, 5, 6 và 7.
Bay giao hoan hay còn gọi là bay phân đàn. Mối cánh sau lần lột xác cuối cùng thì thành mối cánh trưởng thành bay giao hoan từ sau mùa xuân, trời ấm áp vào buổi trưa hoặc buổi chiều Khả năng bay của mối cánh chỉ từ vài mét đến vài chục mét tùy theo sức gió và hướng gió. Sau khi rơi xuống đất thì con đực đi tìm con cái, sau một lúc tiếp xúc thì 4 cánh rụng đi.
Trong quá trình bay và rơi xuống đất phần lớn mối cánh bị diệt vong, chỉ một vài đôi mối cánh gặp điều kiện thuận lợi dùng răng đào tổ làm nơi trú ngụ, sau hôn phối khoảng một tuần thì đẻ trứng, lúc đầu số trứng rất ít về sau tùy theo sự trưởng thành mà tốc độ đẻ trứng tăng dần.
Sau khoảng một tháng thì trứng nở thành mối non, mối non có màu trắng và rất mềm, hình dạng giống mối thợ trưởng thành. Từ mối non sau một tuổi qua một vài lần lột xác thành mối lính. Mối non tương lai trở thành mối cánh thì giữa ngực trước và ngực sau sinh ra các mầm cánh, thời gian thêm tuổi thì cánh dài thêm. Mối cánh trưởng thành thường to hơn mối lính và mối thợ trưởng thành. Mối non trở thành mối thợ ít có biểu hiện rõ ràng.
Sự phát triển của đàn mối rất chậm trong nhiều năm, trứng đẻ không liên tục. Khi mối chúa trưởng thành nó đẻ nhiều trứng hơn và bụng trở lên to hơn. Khi khả năng mối chúa đẻ tối đa có thể đúng bằng số lượng các con mối già chết đi và số lượng mối phân đàn bay đi.
Đàn mối càng lớn khi các con mối được sinh sản hàng năm tăng lên. Thời gian ít nhất từ 3 đến 4 năm hay dài hơn 8 đến 10 năm, từ các con mối ban đầu đủ lớn đến mức sẽ có một số bay bớt đi (bay giao hoan phân đàn).
Phần lớn các loài mối sống ở dưới đất nhưng cũng có những loài sống trong gỗ. Tổ mối là đại bản doanh sinh hoạt tập trung của đàn mối, tùy theo loài mối và điều kiện ngoại cảnh có sự thay đổi. Có 3 loại tổ mối:
- Mối sống trong gỗ: thường làm tổ trong gỗ khô như giống Cryptotermes hoàn toàn không có liên hệ với đất và nước. Tổ này thường không lớn, các cấu tạo đơn giản có những lỗ nhỏ thông từ hang này sang hang khác và thông ra bên ngoài.
- Mối sống trong đất: tổ này của các loài mối dựa vào đất làm tổ thường ở gần các rễ cây, gỗ chôn trong đất, tổ này có thể chìm trong đất, hoặc nửa nổi, nửa chìm trong đất hoặc nổi trên mặt đất như giống Odontotermes, Macrotermes...ta thường thấy ở trong vườn, rừng hoặc đê đập...
- Mối sống trong gỗ và đất: thường ở trong gỗ khô chôn trong đất, có đường giao thông nối liền với đất và nước như tổ của giống mối nhà Coptotermes.
Tổ mối có nhiệt độ và độ ẩm rất ổn định mặc dù nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài thay đổi, nghĩa là cân bằng sinh thái rất tốt, đảm bảo đàn mối đặc biệt là mối chúa sống lâu đến vài chục năm để đẻ ra hàng triệu trứng.
Kết quả thí nghiệm nhiệt độ môi trường từ 28°C đến 35°C (dao động 7°) nhiệt độ trong tổ mối chỉ biến động từ 24,8 đến 25,4°C (dao động 0,6°) .
Độ ẩm môi trường từ 84 đến 95% (dao động 11%) trong khi độ ẩm của tổ mối chỉ biến động từ 85,5 đến 86,5% (dao động 1%).
Mối sử dụng rất nhiều loại thức ăn, nhưng thức ăn chủ yếu của mối là thực vật (gỗ...) hoặc các vật liệu có gốc xen-lu-lô như giấy, vải, len, dạ có khi cả trứng mối, thậm chí khi khan hiếm thức ăn chúng ăn cả da, xác động vật thậm chí cả mối non (Nguyễn Đức Khảm 1976).
Tuy nhiên trong quá trình kiếm thức ăn mối phá hoại nhiều loại vật liệu khác nhau như cao su, kim loại mỏng, vữa xi măng mác thấp và những thứ khác.
Thực tế chúng chỉ tiêu hóa được xen-lu-lô sản phẩm của gỗ như giấy là thức ăn chúng ưa thích bởi giấy gần như hoàn toàn bắng xen-lu-lô.
Khi đi kiếm ăn mối đi trong các đường mui do mối xây dựng đảm bảo an toàn cho mối. Đường mui thường ẩm, nếu khô hoặc bị bong ra nghĩa là mối đã bỏ đi nơi khác kiếm ăn. Việc nuôi dưỡng đàn mối chủ yếu là do mối thợ đảm nhận. Thoạt nhiên thức ăn qua miệng vào ruột, trong ruột mối có vi khuẩn sản xuất ra enzyme tiêu hóa được xen-lu-lô mặc dù mối là côn trùng thân mềm nhưng răng của chúng cứng hình răng cưa như mũi giáo có thể cắn đứt những mẩu gỗ rất nhỏ. Những loại mối này không ăn cây sống trừ mối Formosan.
Mối liên lạc với nhau cơ bản thông qua hóa chất gọi là Feremon mỗi đàn mối có một mùi đặc trưng, khi có kẻ lạ xâm nhập thì chúng phát hiện ra ngay, thông báo cho các mối lính qua tín hiệu Feremon để tấn công kẻ lạ mặt.
Nếu mối thợ tìm thấy một nguồn thức ăn mới, nó sẽ kéo theo các con khác đến chỗ đó bằng việc dải một đường hóa chất (Feremon) và mối thợ có thể va đầu vào thành ống, đường mui tạo ra rung động, các con mối khác nhận được thông báo cho toàn đàn mối để bảo vệ.
Qua trao đổi thức ăn cũng nâng cao việc nhận dạng các cá thể trong đàn mối.