Dịch vụ diệt mối tại huyện Nông Cống uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam, có bảo hành dài hạn. Cam kết diệt mối tận gốc an toàn, nhanh gọn, không cần đào bới, tìm tổ, khoan lỗ gây mất vẻ đẹp mỹ quan công trình. Công ty diệt mối Anh Tuấn với kinh nghiệm diệt mối và phòng chống mối trên 19 năm sẽ mang đến cho Quý khách hàng dịch vụ chất lượng tốt nhất đúng nhu Quý khách hàng mong đợi. Diệt mối và phòng chống mối bằng các phương pháp xử lý mối chuyên nghiệp và tiên tiến nhất. An toàn tuyệt đối với trẻ nhỏ và môi trường xung quanh.
Huyện Nông Cống có vị trí địa lý:
Nếu Quý khách phát hiện ngôi nhà đang có dấu hiệu của mối, mọt gây hại hãy giữ nguyên hiện trường và không di chuyển đồ đạc vật dụng ra vị trí khác (trừ các tài liệu Quý), không nên mua các loại hóa chất đang quảng cáo trên thị trường về xịt gây ô nhiễm môi trường sống trong không không gian nhà của Quý khách và tổ mối không thể tiêu diệt tận gốc. Quý khách hãy liên hệ ngay với công ty diệt mối uy tín, chuyên nghiệp để được kỹ thuật viên tới tận nhà khảo sát mối gây hại hoàn toàn miễn phí và xử lý kịp thời, ngăn chặn mối tiếp tục gây hại.
Liên hệ diệt mối, phòng mối qua Hotline: 0979484855.
Ngoài cung cấp dịch vụ diệt mối tại huyện Nông Cống, chúng tôi còn nhận phòng chống mối, diệt côn trùng, phun khử khuẩn cho nhà ở, cơ quan, công ty, khu di tích, kho tàng, khu lưu trữ, nhà hàng, khách sạn, chung cư, bệnh viện, trường học,...
Dịch vụ diệt mối giá rẻ uy tín tại huyện Nông Cống
Dịch vụ diệt mối tại huyện Nông Cống chuyên diệt mối tủ bếp, khuân cửa, cầu thang, tủ sách, sàn gỗ, trần gỗ, ổ điện, kê ti vi, tủ quần áo, kho hàng, xưởng đồ gỗ, xưởng may, của hàng tạp hóa...giá rẻ, có bảo hành dài hạn.
Các gói dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
+ Dịch vụ diệt tận gốc các loại mối phá hại nhà cửa, kho tàng, đê điều, khu di tích, cơ quan, công ty như: Mối gỗ ẩm (mối nhà), mối đất, mối gỗ khô, mối cánh, mọt gỗ.
+ Xử lý phòng chống mối chuyên nghiệp cho các công trình mới bắt đầu xây dựng và các công trình đang sử dụng. Khử trùng các kho tàng, tài liệu, kho hàng hóa bị côn trùng gây hại và tấn công.
+ Kinh doanh các loại thuốc chống mối mọt, diệt côn trùng chính hãng, giá rẻ tại Nông Cống.
+ Cung cấp hộp nhử mối chất lượng cao tại Thanh Hóa và nhận ship Toàn Quốc.
+ Tư vấn và khảo sát mối miễn phí tận công trình chuyên nghiệp 24h/24h.
Mối là loài côn trùng đa hình thái, mỗi một tổ tự hình thành một quần thể. Từ một đôi mối ban đầu (bố, mẹ) thường được gọi là mối vau, mối chúa, chúng bắt đầu sinh sản, không ngừng đẻ trứng, trứng nở ra mối non, từ mối non bắt đầu phân thành hai loại hình lớn: loại hình sinh sản và loại hình không sinh sản. Từ hai loại này lại phân ra nhiều đẳng cấp.
- Loại hình không sinh sản gồm có mối lính, mối thợ.
- Ở một số loài cùng là mối lính lại có mối lính lớn và mối lính nhỏ, mối thợ lớn và mối thợ nhỏ (Mactotermes barneyi Light). Do hiện tượng đa hình thái đó mà việc định loại mối có lúc gặp những khó khăn.
Cũng như những côn trùng khác, cơ thể mối chia ra làm 3 phần là đầu, ngực và bụng, đầu có thể chuyển động và mang bộ phận miệng, mắt, râu đầu và còn mang thêm hai đôi cánh. Bụng có 10 đốt. Lỗ sinh dục con đực ở giữa mảnh bụng đốt thứ 9 và đốt thứ 10, còn lỗ sinh dục con cái nằm ở mặt bụng đốt thứ 7. Mức độ ky tin hóa của đầu và cơ thể mối không giống nhau.
Nói chung là mối cánh trưởng thành hơi rắn hơn so với mối lính và mối thợ. Cơ thể mối và các chi phụ có lông nhỏ. Thân mối có màu sắc từ trắng đến vàng, nâu cho đến đen, phần lớn là màu nhạt.
Chiều dài của mối lính và mối thợ từ vài mm đến mười mấy mm. Chiều dài mối cánh trưởng thành từ 10mm đến 30mm. Còn đối với mối chúa trưởng thành đã sinh đẻ nhiều, bộ phận bụng phình to, cơ thể có thể đạt từ 60 - 70mm. Hình thái bên ngoài mối thợ và mối non gần giônhs nhau, nhưng mối non toàn thân gần như màu trắng sữa kể cả miệng, còn đối với mối thợ thì màu thẫm hơn, đặc biệt là đôi hàm trên có màu nâu hoặc màu nâu đen đã được ky tin hóa cao nên rất chắc chắn. Cơ thể mối gồm 3 bộ phận được mô tả sơ lược như sau:
1. Đầu là phần phụ của đầu
Đầu thường có hình tròn, hình trứng hoặc hình chữ nhật. Sự biến hóa hình thái cũng rõ ràng hơn, đầu mối thợ và mối sinh sản phần lớn là tròn và hình trứng. Mặt lưng của đầu về phía trước thường có một đường ngấn dọc và một đường ngấn ngang hợp với nhau thành hình chữ T hoặc chữ Y, có đôi khi không rõ ràng. Đối với mối nhà Coptotermes đường ngấn này là chỗ thóp ở mối lính, thóp này tiết ra một dịch thể như sữa mang tính axít đặc quánh.
Đầu của mối cánh trưởng thành có một đôi mắt kép hình tròn hoặc hình gần tròn đính ở hai bên đầu, phía trước mắt kép về phía lưng mỗi bên thường có một mắt đơn trong xuốt không màu, một số ít loài không có mắt đơn.
Mắt kép của mối sinh sản bổ sung cánh ngắn tương đối nhỏ, còn đối với mối không sinh sản thì không có mắt hoặc đối với mối có đẳng cấp thấp tì phía sau râu đầu có mắt phát triển yếu ớt, ở cuối phía trước hai bên đầu có một đôi râu đầu, phần lớn các đốt râu có hình tròn hoặc viên chùy, cá biệt có đốt dài. Râu đầu có 9 - 30 đốt hình chuỗi hạt, Trong cùng một loài thì số đốt râu đầu của mối cánh trưởng thành là nhiều so với mối thợ và mối lính.
2. Miệng và phần phụ của miệng
Miệng ở cuối phần trước của đầu gồm có môi trên, hai hàm trên, hai hàm dưới và xúc biện hàm dưới, môi dưới và xúc biện môi, lưỡi (Hypophanynx).
3. Ngực và phần phụ của ngực
Ngực gồm có 3 đốt: Ngực trước, ngực giữa và ngực sau, mỗi đốt do những tấm ky tin hóa được sắp sếp theo vị trí thích hợp gọi là tấm lưng, tấm bên, tấm bụng, nhờ có chất màng liên kết các đốt ngực lại với nhau. Mỗi đốt ngực mang một đôi chân. Đối với mối cánh trưởng thành thì ở tấm lưng ngực giữa và ngực sau, mang một đôi cánh ở mỗi đốt.
Cánh được tạo thành bởi chất màng có hình dạng hẹp và dài, khi không bay thì 4 cánh xếp trên lưng và hướng về phía sau và dài vượt quá phần cuối của bụng.
Cánh trước hơi dài hơn cánh sau. Sự phân bố gân cánh trước và cánh sau cũng không hoàn toàn giống nhau. Với mối ở đẳng cấp thấp thì sự khác biệt này lớn còn với mối ở đẳng cấp cao thì sự khác biệt này ko nhiều . Sau khi bay lượn giao hoan cánh của mối cánh trưởng thành bị dứt rời ra từ khớp gẫy của cánh. Bốn cánh bị rơi ra , phần gốc cánh còn giữ lại được có dạng gần như hình tam giác gọi là vảy cánh . Kích thước to nhỏ và hình dạng của vảy cánh biển đổi khác nhau tùy theo loài . Sự biến hóa của gân cánh có những thay đổi lớn , nói chung theo quy luật , cánh của mối ở đẳng cấp thấp thì phức tạp , còn cánh mối ở đăng cấp cao thì đơn giản (H. 60). Gân (mạch) cánh ở mối cánh trưởng thành thuộc họ Kalotermitidae có thể nhìn thấy được gân mép trước (c), gân phụ mép trước (sc), gân đường kính (r), gân giữa (m), gân khuỷu (cu), gân phân kính (rs).
4. Chân
Mặt bụng của mỗi đốt ngực sinh ra một đôi chân, chân theo kiểu bò, nói chung là ngắn. Mỗi chân gồm có đốt háng (coxa), chuyển (trochanter), đùi (fermar), chày hay ống (tibia) và bàn tarsus). Đốt háng và đốt chuyển rất ngắn, đốt đùi và đốt chày thường dài, mép bên đốt chày thường sinh ra một hàng gai, cuối đốt chày có 2- 3cái gai cứng bàn chân bao gồm mấy đôts nhỏ , đối với họ mối Mastotermitidae bàn chân là 5 đốt còn bàn chân họ mối Termopsidae thì sợ phâ chia đốt không hoàn chỉnh , do vậy từ mặt dưới nhìn thấy 5 đốt , nhưng nhìn mặt lưng chỉ có thể thấy 4 đốt , đốt bàn chân của mấy họ mối còn lại đều là 4 đốt , ở cuối của đốt bàn chân sinh ra một đối vuốt cong.
5. Bụng
Bụng mối có dạng hình trụ hoặc hình quả mướp , do 10 đốt tạo thành , mỗi đốt có 1 tấm lưng , tấm bụng của đốt thứ nhất của mặt bụng thường thái hóa thành một phiến nhỏ , từ đốt thứ 2 trở về sau , mỗi đốt đều có tấm bụng rõ ràng đối với con đực của mối cánh trưởng thành thì hình dạng của tấm bụng đốt thứ 2 đến đốt thứ 9 là có độ lớn giống nhau , đốt thứ 10 phân ra làm 2 lỗ sinh dục ở giữa tấm bụng đốt thứ 9 và 10 . Còn con cái mối cánh trưởng thành thì độ dài của tấm bụng thứ 7 thường lớn hơn các đốt khác còn lại . Trên mép các tấm lưng có nhiều lông . Phần cuối bụng có đối lông đuôi (cerci) và một đôi châm đuôi (styli).
Có nhiều tên gọi khác nhau: Diệt mối theo phương pháp lây truyền (1971), diệt mối theo phương pháp hóa sinh hay diệt mối tận gốc (1994), phương pháp diệt và phòng mối không phải tìm tổ trong công trình nhà cửa đã xây dựng (1996), của Nguyễn Chí Thanh. Trừ mối gỗ ẩm bằng phương pháp diệt lây truyền - Quy phạm Nhà nước QPVN16 - 79 (1982). Phương pháp diệt mối bằng cách lây nhiễm chất độc hóa học của Lý Thủy Mỹ (1958), Nguyễn Đức Khảm (1976), Phương pháp diệt mối lan truyền (Nguyễn Ngọc Kiểng (1987). Tuy tên gọi khác nhau nhưng đều có nội dung là "diệt mối theo phương pháp lây truyền".
Cũng cần nói rõ rằng "diệt mối theo phương pháp lây truyền" không phải áp dụng để diệt tất cả các loài mối phân bố ở Việt Nam, mà đối với mỗi nhóm mối (giống mối) có đặc tính sinh vật học giống nhau thì áp dụng một phương pháp thích hợp để diệt chúng.
Ví dụ: Đối với giống mối nhà (Coptotermes) thì áp dụng "diệt mối theo phương pháp lây truyền" vì căn cứ vào những kết quả sau đây: Tần số xuất hiện của giống mối nhà trong các công trình xây dựng là 97% (Nguyễn Chí Thanh 1996), còn các giống khác chỉ chiếm 4 - 5%.
Những bước tiến hành "diệt mối theo phương pháp lây truyền".
- Điều tra khảo sát và phân loại mối
- Đặt hộp nhử mối
- Phun thuốc
- Nghiệm thu và kiểm tra đánh giá kết quả
Dịch vụ diệt mối tại huyện Nông Cống luôn đi đầu trong lĩnh vực diệt mối với quy trình diệt mối được đánh giá tốt nhất với các bước thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Điều tra khảo sát và phân loại mối
Điều tra khảo sát để phát hiện những nơi đang có mối hoạt động và phân loại mối thuộc nhóm mối nào để có phương pháp phòng trừ thích hợp, nếu không phân loại được thì gửi về cơ quan có chuyên môn sâu về lĩnh vực này giúp đỡ để phân loại mối chính xác, đưa ra phương án xử lý phù hợp và kết quả diệt mối đạt chất lượng cao nhất.
Bước 2: Đặt hộp nhử mối
Mồi nhử gỗ là các loại gỗ như thông trắng (Liên Xô) là hiệu quả cao nhất. Loại gỗ này thường là các vỏ thùng hàng, kệ hàng, kích thước của gỗ làm mồi nhử thường dày 1cm còn chiều dài chiều rộng thì tùy vào nguyên liệu có sẵn sao cho phù hợp với kích thước hộp nhử bằng giấy các tông 2 lớp 15cmx15cmx30cm.
Để cho mối vào mồi nhử được nhiều hơn người ta ngâm gỗ mồi nhử vào trong dung dịch nước trong thời gian 30 phút sau đó xếp gỗ vào hộp nhử và đậy nắp hộp lại.
Đặt hộp nhử vào các vị trí có mối
+ Đặt hộp nhử mối ở nền nhà:
Đem đặt hộp nhử mối vào những nơi phát hiện có đường mui của mối, nơi có mối sống đang đi lại, đáy hộp tiếp xúc tốt với mặt đất.
+ Buộc hộp nhử trên tường nhà:
Quá trình điều tra phát hiện thấy đường mối từ trong đi ra ở đó có mối sống đang hoạt động, thì dùng đinh đóng vào tường để buộc chặt hộp nhử mối vào tường.
+ Buộc hộp nhử mối trên mái hay trần nhà bằng gỗ:
Khi phát hiện thấy mối đang hoạt động và phá hại những cầu phong, li tô hay gỗ ốp trần trên mái thì đem hộp nhử đặt hoặc buộc chặt ngay vào nơi có mối đang đi lại. Tùy theo mật độ mối nhiều hay ít mà buộc hộp nhử nhiều hay ít, có thể đặt 1, 2 hoặc 3 hộp nhử mối ở nơi phát hiện ra mối đang hoạt động. Cũng tùy theo mối ở trong công trình xây dựng nhiều hay ít mà định ra số lượng hộp nhử, có thể biến động từ 10 - 15 hộp trên 100m².
Chú ý: Mỗi một nơi có mối sống đang hoạt động thì nên đặt 1 - 3 hộp nhử tuy có tốn hộp nhử nhưng bảo đảm sự thành công theo ý muốn.
Trong trường hợp điều tra phát hiện thấy có mối sống phá hoại trong tủ đựng tài liệu hoặc quần áo, thì tùy theo tình hình cụ thể mà quyết định phun thuốc diệt chúng nếu mật độ mối nhiều, còn nếu mối ít thì có thể đặt hộp nhử bổ sung vào nơi có mối rồi sau một thời gian phun thuốc để diệt chúng cùng với các hộp khác.
⇒ Cách phát hiện mối vào hộp nhử
Khi dọi đèn pin vào phía ngoài hộp nhử mà thấy đất bịt kín các khe hở của hộp nhử, thì sau đó 8 - 10 ngày thì có thể phun thuốc được.
Sau khi đặt hộp nhử vào nơi có mối đang hoạt động thì khoảng 15 - 20 ngày nếu là mùa hè, 20 - 25 ngày nếu là mùa đông thì có thể phun thuốc để diệt chúng.
Bước 3: Phun thuốc diệt mối
Nếu như nhử mối với mục đích là nhử được nhiều mối có trong hộp nhử, càng nhiều càng tốt, cần có > (15 - 20%) cá thể mối trong tổ vào hộp nhử thì mục đích phun thuốc để diệt mối làm cho 15 - 20% số cá thể có trong một tổ mối phải dính thuốc ngay lần đầu tiên phun thuốc ấy và những cá thể dính thuốc đầu tiên với số lượng lớn như vậy sẽ mất khả năng nhận biết đồng loại, chúng sẽ ào ạt chạy về tổ, do va chạm và cấu xé nhau chúng sẽ lây nhiễm thuốc cho nhau và chết thối rữa, lên men làm mất cân bằng sinh thái trong một tổ mối (nhiệt độ, độ ẩm tăng) mà trước đó khi chưa phun thuốc vốn là cân bằng sinh thái.
Muốn cho nhiều cá thể mối trong trong một tổ mối bị nhiễm thuốc trong một thời gian ngắn, cần hoàn thành công việc phun thuốc diệt mối trong 1 buổi, không nên kéo dài thời gian phun thuốc trong 2 ngày trở lên ở một công trình xây dựng.
Chú ý: Cách phun thuốc diệt mối
Đối với hộp nhử mối đặt dưới đất, nền nhà thì việc đầu tiên là nhấc hộp nhử lên rồi phun vào đáy hộp và nền đất, nơi tiếp xúc giữa đất và đáy hộp để làm cho những con mối có ở đó bị dính thuốc trước khi chạy về tổ, sau khi đặt nhẹ hộp nhử vào chỗ cũ, mở hộp nhử ra dùng tuốc-nơ-vít tách từng thanh gỗ ra để phun thuốc vào mối, phun xong xếp mồi nhử cho gọn gàng vào trong hộp nhử, tránh không để mối chết do xây xát.
Đối với hộp nhử treo trên tường và trên cầu phong, li tô, thì gỡ hộp xuống rồi phun thuốc vào những con mối còn bám trên tường và cầu phong, li tô, sau đó đặt hộp nhử mối lên tờ báo và mở hộp mối ra để phun thuốc diệt mối như ở trên, gạt nhẹ những con mối còn dính ở tờ báo vào hộp nhử trước khi đặt, buộc hộp nhử mối vào chỗ cũ. Khi phun thuốc phải điều chỉnh vòi phun thuốc để cho thuốc diệt mối dính đều trên cơ thể mối và nhiều cá thể dính thuốc.
Bước 4: Nghiệm thu và kiểm tra, đánh giá kết quả
Sau 6 - 7 ngày thì thu dọn hộp nhử đem chôn hoặc đốt (chú ý tránh hỏa hoạn) đồng thời kiểm tra những đường mối đi lại trước kia, nếu không thấy mối sống thì việc diệt mối có kết quả, nếu sau thời gian trên mà còn thấy mối đi lại ở đường mui cũ thì việc diệt mối chưa có kết quả do những nguyên nhân sau đây.
+ Mồi nhử mối không thích hợp (không ngon) nên mối không đến ăn hoặc đến ăn quá ít, mục đích diệt mối ra để nhử không đạt.
+ Định loại mối không chính xác.
+ Khi phát hiện mối đất, lại nhầm tưởng là mối nhà "diệt mối theo phương pháp lây truyền" sẽ mang lại hiệu quả ít.
+ Phun thuốc không đều, mối nhiễm thuốc ít, không đủ số lượng mối nhiễm thuốc để làm mất cân bằng sinh thái trong tổ mối.
+ Đặt hộp nhử không đúng nơi mối đang đi lại.
Kết quả nghiên cứu cho thấy "diệt mối theo phương pháp lây truyền" đã được ứng dụng trong sản xuất nhiều năm nay để diệt mối nhà (Coptotermes) có trong hàng ngàn công trình xây dựng nhà tạm, nhà cấp bốn, nhà tầng, cơ quan, công ty, chung cư cao tầng và các viện bảo tàng...
Có rất nhiều loại bả, có tác dụng khác nhau đối với các loài mối khác nhau. Sản phẩm bả phải nghi rõ tên hoạt chất diệt mối và được cấp giấy phép sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước.
Tùy theo từng loại bả, đặc điểm đối tượng xử lý và môi trường mối hoạt động, phương thức sử dụng bả khác nhau, nhưng nhìn chung có các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Đặt bả nhử mối
Sau khi đã khảo sát cho biết thành phần loài mối, độ tuổi của mối, đặc điểm tác hại, số lượng các điểm cần đặt bả, cách thức đặt bả và lượng bả cần thiết cho mỗi điểm đặt. Các điểm đặt bả phải được bảo đảm ổn định không bị di chuyển hoặc bị nhiễu động trong xuốt quá trình diệt mối để đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 2: Theo dõi tình hình sau đặt bả
Theo chu kỳ nhất định khoảng 10 ngày đến 15 ngày hoặc lâu hơn, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra lại các vị trí đặt bả để biết mối đã ăn vào bả chưa, tốc dộ tiêu thụ bả, thời gian đàn mối bị tiêu diệt.
Bước 3: Kết thúc thu dọn bả và đánh giá kết quả
Khi kiểm tra thấy các vị trí đặt bả đều hết mối thì công tác diệt đàn mối đó kết thúc, có thể thu dọn các hộp bả. Quá trình diệt mối bằng bả đạt kết quả cao.
Đối với các công trình xây dựng thì các loài mối đất thuộc các giống Odontotermes và Macrotermes (Termitidea) có tần số xuất hiện ít (4-5%), còn với giống mối nhà Coptotermes (Rhinotermitidae) là nhiều (95-97%). Vì vậy trước khi tiến hành diệt mối trong một công trình xây dựng cần phải điều tra khảo sát để phân loại mối giúp chúng ta diệt mối được hiệu quả hơn. Khi phát hiện và phân loại thấy mối nhà Coptotermes thì lên áp dụng phương pháp diệt lây truyền, còn khi phát hiện thấy mối đất thuộc giống Odontotermes và Macrotermes thì lên diệt theo phương pháp làm bão hòa nước và thuốc sát trùng trong tổ mối để diệt chúng.
- Bước 1
Điều tra khảo sát phát hiện các ụ mối mà ở đó thường có phòng chờ vũ hóa, đường đi của mối, lỗ thông khí lộ ra ngoài để có thể thấy được.
- Bước 2
Chuẩn bị nguyên liệu: Nước và nguồn nước đổ vào tổ mối, dụng cụ chuyển và đựng nước như xô thùng, phễu, ống cao su. Thuốc diệt mối là dạng thuốc dầu như BQG1 hay loại tương tự, thuốc diệt mối phải nhẹ hơn nước (khối lượng riêng < 1), không hòa tan trong nước, sát trùng cao.
- Bước 3
- Tìm đường dẫn nước vào tổ mối đất: Dùng mai, xẻng lật tung những ụ đất mối đùn lên, sẽ lộ ra đường đi của mối, từ đường đi này dẫn đến tổ chính, tổ phụ của mối, thông qua đường giao thông trong tổ mối.
- Đổ nước ngập toàn bộ tổ mối: Thông qua những đường mối bị lộ ra ngoài qua việc dùng xẻng, mai lật lật lên để đổ nước vào tổ mối cho đến khi bão hòa nước, cá biệt độ rộng của mối to quá có thể dùng máy bơm để cung cấp nước.
- Rót hoặc đổ thuốc diệt mối vào tổ mối: Sau khi đổ nước đầy bão hòa tổ mối thì rót thuốc diệt mối sau cùng. Do khối lượng riêng của thuốc diệt mối nhỏ hơn nước (<1) và lại không tan trong nước, nên luôn luôn nổi lên trên và tràn ngập toàn bộ tổ mối từ trên xuống dưới để diệt toàn bộ tổ mối đất.
- Bước 4
- Bịt kín các đường dẫn từ ngoài vào tổ bằng đất sét hoặc vật liệu tương tự.
- Bịt kín khoang trống trong tổ mối khi cần thiết.
- Kiểm tra sự xuất hiện của các ụ đất mới xuất hiện, nếu còn mối thì lại xử lý bổ sung như đã nói ở trên.
Một điều chú ý là phần lớn các loài trong giống mối đất (Termitidae) là dùng mồi nhử thông thường như gỗ thông (Liên xô cũ) rất khó dụ được tổ mối đất ra hộp nhử với số lượng lớn để phun thuốc diệt chúng, nên mới dùng phương pháp này. Khi nào tìm được mồi nhử mới mà mối đất thích ăn thì diệt mối theo phương pháp lây truyền cũng không loại bỏ.
Nếu muốn công trình không bị mối mọt tấn công gây hại bạn cần thường xuyên kiểm tra định kỳ không gian của tòa nhà, để phát hiện sớm nhất các dấu hiệu có mối mọt gây hại và kịp thời xử lý và phòng trừ. Bảo vệ tài sản sớm nhất.
Mối không gây hại cho con người. Tuy nhiên mối có thể gây ra thiệt hại hàng vài chục tỷ đồng mỗi năm. Chúng có thể phá hoại cấu trúc ngôi nhà của bạn, nhưng chúng có thể phá hủy nhiều thứ hơn như sách, giấy tờ, vật liệu cách nhiệt và nhiều vật dụng giống như gỗ khác trong ngôi nhà.
Mối còn xông cây trồng gây đổ cây cối. Mối rất khó phát hiện nếu bạn không có chuyên môn. Tuy nhiên, chúng tôi với kinh nghiệm diệt mối trên 19 năm sẽ chỉ cho bạn một số mẹo giúp bạn phát hiện sớm sự phá hoại của mối.
1. Đống phân mối
Dựa vào phân mối thải ra của giống mối gỗ khô chúng ta có thể phát hiện ra mối gỗ khô, phân của giống này chất lại thành đống như đống cát, từ đỉnh đống cát này chiếu thẳng đứng lên phía trên có cấu kiện gỗ ta sẽ phát hiện ra tổ mối gỗ khô, phân mối là những viên hình tròn, rời nhau như hạt kê, rất rễ phát hiện.
2. Cánh mối rụng bỏ lại
Sau khi mối cánh bay giao hoan, đôi cánh của mối sẽ bị rụng xuống xung quanh nhà, kích thước và hình dáng của mối cánh không giống với loài kiến cánh. Nếu bạn chú ý quan sát vào mùa xuân mối cánh bay giao hoan nhiều, khi cạy các thanh nẹp cửa thì mối cánh và mối lính, mối thợ sẽ ục ra ngoài.
3. Đàn mối
Trong các khu rừng việc phát hiện đàn mối không mấy xa la với các nhà thám hiểm, những cây sau khi chặt hạ bị mối gây hại rất nhiều, nguồn thức ăn lý tưởng của mối.
4. Xác mối
Khi mối cánh bay giao hoan, mối cánh sẽ rụng xuống đất và chết, một số ít sống sót sẽ đi tìm tổ mối và phân đàn. Nếu mối bay giao hoan thì số lượng cá thể mối lên tới hàng triệu con, chất thành đống, xác mối có ở khắp mọi nơi.
5. Mối đắp ống bùn
Một sống trong môi trường ẩm ướt. Mối tạo ra các ống bùn dài để di chuyển xung quanh các vị trí như khuân cửa. Nếu bạn phát hiện ra những đường ống bùn thì chắc chắn trong căn nhà đang có mối.
Những đường mui mối đắp ra từ đất ẩm, để tìm các dấu hiệu của những ống bùn này bạn cần thường xuyên kiểm tra kỹ lưỡng.
6. Bề mặt gỗ bị phồng lên
Sau khi mối gây hại đến mục rỗng, chúng sẽ bớt lại phần vỏ gỗ bên ngoài và vỏ gỗ sẽ phòng rộp lên và sần sùi rất dễ phát hiện.
7. Gỗ khi gõ có tiếng kêu bục bục
Khảo sát gỗ bị mối gây hại bằng cách sử dụng tuốc-nơ-vít gõ vào gỗ phát hiện ra tiếng kêu bục bục sẽ dự đoán có mối bên trong.
Cam kết 1: Dịch vụ diệt mối tại huyện Nông Cống bảo hành dài hạn cam kết diệt tận gốc tổ mối không đào bới, tìm tổ, nhanh gọn, an toàn.
Cam kết 2: Diệt mối chất lượng tốt nhất với giá cạnh tranh nhất.
Cam kết 3: Sử dụng thuốc diệt mối có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn.
Cam kết 4: Bảo hành dài hạn (nếu có hiện tượng mối xuất hiện trở lại chúng tôi sẽ có trách nhiệm diệt lại mà không thu bất kỳ một khoản phí nào).
Cam kết 5: Tuyệt đối tuân thủ an toàn vệ sinh môi trường.
Xem thêm: Diệt mối tại tất cả các quận huyện tại tỉnh Thanh Hóa bao gồm: thành phố Sầm Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, Nghi Sơn, huyện Quan Sơn, Quảng Xương, Thạch Thành, Thiếu Hóa, Thọ Xuân, Thường Xuân, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Yên Định, Như Xuân, Như Thanh, Ngọc Lặc, Nga Sơn, Mường Lát, Lang Chánh, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, Đông Sơn, Cẩm Thủy, Bá Thước.
=================================================
Mọi chi tiết về dịch vụ diệt mối tại huyện Nông Cống xin lên hệ:
Trung tâm diệt mối và côn trùng Anh Tuấn
Địa chỉ: Số 423 Lê Thánh Tông - P.Đông Sơn - TP.Thanh Hóa - Thanh Hóa
Điện thoại (Zalo): 0979484855
Email: tranvankhang201981@gmail.com
Website: dietmoianhtuan.com