Mối là loài côn trùng xã hội, chúng sống thành từng tập đoàn với số lượng hàng triệu cá thể. Mối có khả năng đục xuyên vữa tường (nhờ chất axít có trong miệng với gốc bazơ có trong vữa tường), cùng với khả năng hoạt động ngày đêm không ngừng nghỉ và khả năng sinh sản vô hạn, mỗi ngày mối sinh sản tới 36.000 trứng. Mối sinh sống và làm tổ trong lòng đất, rồi di chuyển xuống theo mạch nước ngầm để lấy nước vào mùa khô và dâng lên tránh úng vào mùa lũ. Đồng thời, mối đào hang thành những hầm trong lòng đất, đường giao thông, đê điều, cầu cống, kho tàng, bến bãi,...nên chúng có thể phá hoại gây ra những thiệt hại lớn hàng năm như: chập cháy điện, sụt nền móng, nứt nở tường, phá hủy nhiều đồ vật trang trí bằng gỗ có giá trị, đặc biệt là nguy cơ tiềm ẩn tới tính mạng con người...Trong bài viết này, công ty diệt mối Anh Tuấn sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách diệt mối làm tổ trong nhà hiệu quả và an toàn.
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có khí hậu nóng ẩm, nên chịu ảnh hưởng rất mạnh của các sinh vật hại, trong đó đặc biệt nguy hiểm là mối. Mối là sinh vật phong phú về loài, đa dạng về tác hại, sinh trưởng nhanh, khả năm thích ứng cao với điều kiện môi trường. Theo điều tra chưa đầy đủ, ở nước ta có khoảng 83 loài mối sinh sống và gây hại, trong đó đặc biệt nguy hiểm là các loại mối đất, mối gỗ ẩm và mối gỗ khô.
1. Cách kiểm tra nhà có mối gỗ ẩm (còn gọi là mối nhà)
Đại diện cho nhóm này là giống Coptotermes thuộc họ Rhinotermitidae. Tổ mối các loài này thường sống ở dưới mặt đất, có khi ở trong các tấm panen, tổ mối có liên hệ với nguồn nước và đất, không có vườn nấm, mối tiêu hóa gỗ trực tiếp với sự hỗ trợ của vi sinh vật trong ruột mối. Để phát hiện giống mối này, nhờ những đường mui của chúng đắp trên mặt tường hoặc đường đất đùn ra từ kẽ nứt, khuyết tật của gỗ, quan sát thấy đường mui màu thẫm, ẩm thường có mối bên trong đi lại, nếu đường mối khô, hoặc bong ra thì ít khi phát hiện có mối bên trong. Cũng có thể dùng búa, tuốc-nô-vít gõ vào gỗ phát hiện ra tiếng kêu bục bục sẽ dự đoán có mối.
2. Cách kiểm tra nhà có mối mối gỗ khô
Trong nhóm này điển hình là giống mối gỗ khô (Crytotermes) thuộc họ Kalotermitidae hại gỗ nghiêm trọng. Giống mối gỗ khô làm tổ trong gỗ đã khô và lấy thức ăn trong tổ mà nó sống, tổ mối không có đường mui, không có liên hệ với nguồn nước và đất, trong tổ mối không có vườn nấm và tiêu hóa gỗ trực tiếp nhờ vi sinh vật trong ruột mối. Lỗ vũ hóa là những lỗ tròn đơn giản, bình thường bị bịt kín, khi vũ hóa hoặc lúc tống phân ra ngoài, mối gậm vứt bỏ chất bịt kín ấy đi.
Dựa vào phân mối thải ra của giống mối này mà chúng ta phát hiện ra mối gỗ khô, phân của giống mối này chất lại thành đống cát, từ đỉnh đống cát này chiếu thẳng đứng lên phía trên có cấu kiện gỗ ta sẽ phát hiện ra tổ mối gỗ khô, phân mối là những viên hình tròn, rời nhau như hạt kê, rất dễ phát hiện.
3. Cách kiểm tra nhà có mối đất
Đại diện của phân nhóm này là các giống Odontotermes thuộc họ Termitidae. Các loài trong phân nhóm này thường ăn các loại gỗ đã mục một phần và loại nấm có ở vườn nấm trong tổ mối, đường mui to có khi liên kết với nhau thành mảng lớn, tổ mối có nắp phòng đợi bay, tổ mối của nhóm này có khi nằm chìm sâu trong lòng đất nên rất khó phát hiện, nhưng cũng có khi nổi trên mặt đất hoặc có khi nửa nổi nửa chìm rất dễ phát hiện, trong khi khảo sát chúng ta cần chú ý như sau:
Nếu tổ mối có nắp phòng đợi bay thì tìm và đánh dấu nơi xuất hiện nắp phòng đợi bay, khi cần đào tổ mối này thì từ nắp phòng đợi bay mà đào để tìm đến tổ chính. Chú ý là nắp phòng đợi bay thường xuất hiện vào tháng 2 đến tháng 6, có khi sớm hơn, có khi muộn hơn thùy theo loài và khi hậu từng nơi, cần phải đnahs dấu vì sau cơn mưa nắp phòng đợi bay có thể mất đi.
Khi đã phát hiện được tổ mối thì đào hoặc khoan lỗ, rồi bơn thuốc phòng chống mối hoặc xông hơi để diệt đàn mối.
Có nhiều loại mối, nhưng có 3 loại chính gây hại cho công trình nhà ở là:
- Mối gỗ ẩm (mối nhà): Mối sống trong gỗ và đất, thường ở trong gỗ khô chôn trong đất, có đường giao thông nối liền với đất và nước như tổ của giống mối nhà Coptotermes.
- Mối đất: Tổ mối này của các loài mối dựa vào đất làm tổ thường ở gần các rễ cây, gỗ chôn trong đất, tổ này có thể chìm trong đất, hoặc nửa nổi, nửa chìm trong đất hoặc nổi trên mặt đất như giống Odontotermes, Macrotermes...ta thường thấy ở trong vườn, rừng hoặc đê đập...
- Mối gỗ khô: Thường làm tổ trong gỗ khô như giống Cryptotermes hoàn toàn không có liên hệ với đất và nước. Tổ này thường không lớn, các cấu tạo đơn giản có những lỗ nhỏ thông từ hang này sang hang khác và thông ra bên ngoài.
1. Môi trường và độ ẩm:
Hiện nay nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có khí hậu nóng ẩm nên nước ta chịu ảnh hưởng rất mạnh của các sinh vật hại, trong đó đặc biệt nguy hiểm là mối. Mối là sinh vật phong phú về loài, đa dạng về tác hại, sinh trưởng nhanh, khả năng thích ứng cao với điều kiện môi trường. Mối rất thích các vị trí có độ ẩm cao vì đó là điều kiện lý tưởng nhất để mối tồn tại và kiếm thức ăn dễ dàng nhất. Trong ngôi nhà có thể có nguồn nước hoặc độ ẩm cao tạo môi trường thuận lợi cho mối đi lên tìm kiếm thức ăn theo đường mạch vữa.
2. Không phòng chống mối khi bắt đầu xây dựng:
Mối sinh sống và làm tổ bên trong lòng đất, rồi di chuyển xuống theo các mạch nước ngầm để lấy nước vào mùa khô và dâng lên tránh úng vào mùa lũ. Đồng thời, mối đào hang thành những hầm trong lòng đất, đường giao thông, đê điều, cầu cống, kho tàng, bến bãi,...gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, cơ sở vật chất và đặc biệt nguy cơ tiềm ẩn đến tính mạng con người. Đối với các công trình chung cư cao tầng nếu không được phòng chống mối ngay từ khi bắt đầu xây dựng thì nguy cơ bị mối tấn công là rất cao. Nguyên nhân do mùa mối bay giao hoan chúng có thể roi rụng xuống các lớp đất, gỗ, trong công trình, những con mối đực và cái còn sống sót sẽ giao phối với nhau và làm tổ, đẻ trứng, sinh sản. Sua một thời gian chúng sẽ di chuyển lên tòa nhà bằng lớp vữa tường để tìm kiếm thức ăn mà chúng yêu thích như: gỗ, vải sợi, giấy tờ tài liệu,...để gây hại.
Mối là loài côn trùng xã hội, chúng sống thành từng tập đoàn với số lượng hàng triệu cá thể. Mối có khả năng đục xuyên vữa tường (nhờ chất axít có trong miệng với gốc bazơ có trong vữa tường) lên mối có thể di chuyển lên những độ cao lớn của các tòa chung cư, cùng với khả năng hoạt động ngày đêm không nghừng nghỉ và khả năng sinh sản vô hạn, nên chúng có thể phá hoại gây ra những thiệt hại lớn hàng năm như: chập cháy điện, sụt nền móng, nứt nở tường, phá hủy nhiều đồ vật trang trí bằng gỗ có giá trị, tài liệu quan trọng, quần áo,...
3. Xây dựng bằng gỗ:
Những tòa nhà được làm bằng gỗ mối có thể dễ dàng tấn công bằng cách đào đường hầm xuyên qua các kết cấu bằng gỗ rất kín đáo mà con người khó có thể phát hiện được.
4. Đường di chuyển:
Mối thường di chuyển và tìm kiếm thức ăn thành các mạng lưới rộng lớn dưới lòng đất và chúng di chuyển theo chiều thẳng từ dưới lên dọc theo một tòa nhà bằng đường mạch vữa. Mối có thể xây dựng các ống bùn dọc theo tòa nhà hệ thống ống nước hoặc ống dẫn đường dây điện ngầm để đi từ tầng trệt lên các tầng cao hơn.
5. Gần nguồn thức ăn:
Mối sử dụng rất nhiều loại thức ăn, nhưng thức ăn chủ yếu của mối là thực vật (gỗ...) hoặc các vật liệu có gốc xen-lu-lô như giấy, vải, len, dạ có khi cả trứng mối, thậm chí khi khan hiếm thức ăn chúng ăn cả da, xác động vật thậm chí cả mối non (Nguyễn Đức Khảm 1976).
Tuy nhiên trong quá trình kiếm thức ăn mối phá hoại nhiều loại vật liệu khác nhau như cao su, kim loại mỏng, vữa xi măng mác thấp và những thứ khác.
Thực tế chúng chỉ tiêu hóa được xen-lu-lô sản phẩm của gỗ như giấy là thức ăn chúng ưa thích bởi giấy gần như hoàn toàn bắng xen-lu-lô.
Khi đi kiếm ăn mối đi trong các đường mui do mối xây dựng đảm bảo an toàn cho mối. Đường mui thường ẩm, nếu khô hoặc bị bong ra nghĩa là mối đã bỏ đi nơi khác kiếm ăn. Việc nuôi dưỡng đàn mối chủ yếu là do mối thợ đảm nhận. Thoạt nhiên thức ăn qua miệng vào ruột, trong ruột mối có vi khuẩn sản xuất ra enzyme tiêu hóa được xen-lu-lô mặc dù mối là côn trùng thân mềm nhưng răng của chúng cứng hình răng cưa như mũi giáo có thể cắn đứt những mẩu gỗ rất nhỏ. Những loại mối này không ăn cây sống trừ mối Formosan.
Mối yêu cầu nguồn thức ăn gần đó để duy trì thuộc địa của chúng nên chẳng hạn như đồ nội thất bằng gỗ hoặc giấy được lưu trữ, mối có thể di chuyển nhanh chóng lên đó để lấy thức ăn về tổ.
Bước 1: Điều tra khảo sát mối
Điều tra khảo sát để phát hiện những nơi đang có mối hoạt động và phân loại mối thuộc nhóm mối nào để có phương pháp phòng trừ thích hợp, nếu không phân loại được thì gửi về cơ quan có chuyên môn sâu về lĩnh vực này giúp đỡ để phân loại mối chính xác, đưa ra phương án xử lý phù hợp và kết quả diệt mối đạt chất lượng cao nhất.
Bước 2: Đặt hộp nhử mối
Đặt hộp nhử mối vào các vị trí đang có mối hoạt động và những nơi có dấu hiệu của mối.
Bước 3: Phun thuốc diệt mối PMC 90DP
Khi mối đã tập trung vào hộp nhử nhiều (koảng 25 đến 30 ngày), dỡ hộp nhử ra và tiến hành phun thuốc diệt mối lây truyền vào đó.
Sau khi phun xong, đặt các hộp nhử mối trở lại vị trí ban đầu, thả cho mối lính, mối thợ đem theo thuốc chạy về, lây bệnh cho toàn bộ hệ thống tổ dưới lòng đất, làm mất cân bằng sinh thái trong môi trường tổ (nhiệt độ trong tổ mối có tính ổn định rất cao, nếu phá vỡ tính ổn định này thì tổ mối cũng sẽ bị tiêu diệt), nhằm diệt trừ toàn bộ hệ thống tổ ở dưới lòng đất, làm chết mối chúa (cá thể duy nhất có khả năng sinh sản).
Bước 4: Thu dọn hộp nhử mối
Sau khi phun thuốc diệt mối được khoảng 5 - 7 ngày, tiến hành thu dọn hộp nhử mối và đem tiêu hủy. Nếu kiểm tra các khu vực đã được sử lý mà không thấy còn mối thì coi như tổ đã được tiêu diệt hoàn toàn.
=============================================
Mọi thông tin về cách diệt mối làm tổ trong nhà xin liên hệ:
Công Ty TNHH Kinh Doanh Dịch Vụ Diệt Mối Anh Tuấn
Địa chỉ: Số 9 ngõ 181 - Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại (Zalo): 0979 48 48 55
Email: tranvankhang201981@gmail.com
Website: www.dietmoianhtuan.com